Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
sach (3).jpg
Sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Anh Đỗ Quang Thái (33 tuổi) đang công tác tại Mỏ tuyển đồng Sin Quyền (huyện Bát Xát) là độc giả thân quen của Thư viện tỉnh với “thâm niên” 10 năm có thẻ tại đây. Thói quen mượn và đọc sách ở thư viện được anh duy trì từ thời học sinh. Tới tận bây giờ, khi đã đi làm và lập gia đình, anh vẫn giữ niềm yêu thích đặc biệt đó và thường dành một khoảng thời gian nhất định trong tuần cho việc đọc.

In this paragraph, fill in with a brief and clear description of the travel agent so that readers or listeners can understand the intent and purpose of this paragraph. (1).jpg

Tôi rất thích đọc sách. Thời học sinh, tôi theo các bạn đọc truyện tranh, rồi chuyển sang truyện chữ, sau đó là sách kiến thức các lĩnh vực. Đọc sách đơn giản là để thư giãn, bổ sung kiến thức, đôi khi là để học làm điều gì đó mà bản thân thích. Ví như tôi hay đọc sách dạy nấu ăn để biết cách nấu những món ăn ngon, mới lạ, hoặc đọc sách hướng dẫn trồng cây cảnh để chăm sóc những chậu cây của gia đình.

Anh Đỗ Quang Thái tâm sự.

sach (1).jpg

Theo anh Thái, đọc sách giúp bản thân rèn tư duy và tâm tính rất tốt. Trước đây, anh là người nóng nảy, gặp chuyện gì không như ý thường nổi cáu, nhưng từ khi chăm chỉ đọc sách, bản thân đã kiên trì, nhẫn nại và điềm tĩnh hơn để xử lý mọi việc. Không những vậy, mặc dù 2 con còn nhỏ (một bé 1,5 tuổi và một bé 4 tuổi) nhưng anh đã cố gắng truyền tình yêu sách cho các con bằng cách mua nhiều truyện tranh và đọc cho con nghe mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc bất cứ khi nào con muốn.

tr5.jpg
Sách giấy vẫn mang lại những cảm xúc đặc biệt cho độc giả.

Anh Thái đọc cả sách điện tử và sách giấy, tuy nhiên vẫn cho rằng: Việc được cầm một cuốn sách trên tay, lật giở từng trang và ngửi được cả mùi giấy vẫn mang lại những cảm xúc đặc biệt. Tôi thích cảm giác đó hơn nên thường xuyên mượn sách Thư viện tỉnh về đọc hoặc khi đi đâu xa là hay tìm đến hiệu sách để mua về đọc và làm quà cho vợ, con.

dg (1).jpg

Cũng có niềm yêu thích sách như anh Đỗ Quang Thái, chị Phạm Thị Minh Hải (tổ 9, phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai) là độc giả trung thành của sách giấy ở Thư viện tỉnh đã gần 20 năm. Chị và con gái từng được Thư viện tỉnh khen thưởng vì là độc giả chăm chỉ đọc sách. Năm 2021, chị Hải còn được Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) tặng Giấy khen vì đã có đóng góp tích cực trong phong trào phát triển văn hóa đọc tỉnh Lào Cai.

In this paragraph, fill in with a brief and clear description of the travel agent so that readers or listeners can understand the intent and purpose of this paragraph..jpg

Nói về niềm yêu thích của mình với những trang sách, chị Hải cho hay: Đối với tôi, sách là người thầy. Sách dạy tôi rất nhiều điều trong cuộc sống, học tập và công việc. Đọc sách giúp mở rộng vốn từ, tăng cường trí nhớ. Tôi rất thích đọc các cuốn sách về giáo dục con để học hỏi và rút kinh nghiệm từ những chia sẻ của các tác giả. Tôi chỉ thích đọc sách giấy vì cảm thấy tốt cho mắt và cũng có nhiều cảm xúc hơn mỗi khi nghe tiếng lật giở từng trang giấy. Đoạn nào tâm đắc, tôi lật đi lật lại, đọc đi đọc lại nhiều lần để nghiền ngẫm. Trong túi sách của tôi luôn có một cuốn sách để bất cứ khi nào rảnh hoặc vào một thời điểm, không gian phù hợp sẽ lấy ra đọc.

Để nhớ lâu những kiến thức trong sách thì khi đọc xong mỗi người nên chia sẻ những điều đã đọc được. Khi những kiến thức đó được chia sẻ, mọi người sẽ cùng bàn luận, phân tích rồi nhắc nhớ cho nhau, khi đó kiến thức ấy vừa được bản thân nhớ rất lâu, vừa góp phần giúp cộng đồng có thêm tri thức mới. Chính vì thế, chị thường đổi sách với bạn bè hoặc sưu tầm, tặng sách cho thư viện trường học của các con...

Chị Phạm Thị Minh Hải chia sẻ.

Anh Đỗ Quang Thái và chị Phạm Thị Minh Hải là 2 trong số hơn 1.000 bạn đọc thường xuyên của Thư viện tỉnh tới tìm đọc và mượn sách, truyện mỗi năm. Thư viện tỉnh hiện có khoảng 20% - 30% bạn đọc là cán bộ, công chức, viên chức, hưu trí, lao động tự do, còn phần lớn là học sinh, sinh viên. Hằng năm, Thư viện tỉnh thường tổ chức nhiều hoạt động để thu hút và khuyến khích bạn đọc tăng cường tới Thư viện đọc và mượn sách, như tổ chức hội nghị bạn đọc, các hoạt động giao lưu, trải nghiệm đọc sách tại thư viện mỗi dịp cuối tuần…

Chúng tôi luôn trân quý những độc giả yêu thích sách giấy và có thói quen đọc sách thường xuyên. Điều này góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, nâng cao hiểu biết cho người dân, hướng tới một xã hội văn minh.

Bà PHẠM THỊ BÍCH DUNG

- Giám đốc Thư viện tỉnh khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw