Nghề dệt của người Thu Lao huyện Si Ma Cai được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 24/4, UBND huyện Si Ma Cai tổ chức Lễ công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề dệt của người Thu Lao Si Ma Cai.

Dự buổi lễ có lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Si Ma Cai, đông đảo cán bộ và người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai.

A2.jpg
Các đại biểu dự buổi lễ.
A1.jpg
A4.jpg
Văn nghệ chào mừng buổi lễ.

Nghề dệt vải thủ công truyền thống của người Thu Lao trong tỉnh nói chung và huyện Si Ma Cai nói riêng đã hình thành từ lâu đời, gắn bó mật thiết trong đời sống sinh hoạt, lao động - sản xuất của người dân. Nghề dệt thủ công của người Thu Lao đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, mang nét đặc trưng, không chỉ đáp ứng nhu cầu về trang phục hằng ngày mà còn là một sản phẩm tinh hoa trong không gian văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng dân tộc Thu Lao.

A3.jpg
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề dệt vải thủ công truyền thống của người Thu Lao.
A5.jpg
Trang phục đồng bào dân tộc Thu Lao.

Việc nghề dệt của người Thu Lao huyện Si Ma Cai được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vui, niềm vinh dự, tự hào của người dân huyện Si Ma Cai. Đây là sự ghi nhận thành quả lao động của các thế hệ nghệ nhân dân tộc Thu Lao đã gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, từ đó thúc đẩy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng trong việc trao truyền di sản giữa các thế hệ và thực hành di sản trong đời sống đương đại.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm đàn có chất lượng, làm đàn đẹp, âm sắc tốt.

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

“Cạch! Cạch!” - tiếng búa đập vào thanh sắt phát ra từ một lò rèn nhỏ nằm cuối thôn Bản Phố 2C (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà) khiến chúng tôi mường tượng về một thời hoàng kim của làng rèn Bản Phố. Dù thăng trầm của thời cuộc khiến nghề rèn dần mai một nhưng ở Bản Phố vẫn còn đó những người bám trụ với nghề, bằng cách riêng miệt mài truyền dạy cho thế hệ tương lai. Họ giữ gìn “kho tàng” câu chuyện cũng như kỹ thuật đúc rèn tồn tại cả trăm năm ở vùng cao nguyên trắng.

Độc đáo nghề làm trống nêm

Độc đáo nghề làm trống nêm

Trống nêm là loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghi lễ truyền thống của cộng đồng người Dao đỏ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề làm trống nêm hiện vẫn được giữ gìn, bảo tồn và phát triển bởi các nghệ nhân ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa.

Vực lại nghề trồng dâu nuôi tằm

Vực lại nghề trồng dâu nuôi tằm

Xác định trồng dâu nuôi tằm là nghề tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, huyện Bảo Yên đang quyết tâm vực lại nghề theo hướng đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư cho công nghiệp chế biến để phát triển bền vững.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Làm mới di sản làng nghề để phát triển du lịch

Làm mới di sản làng nghề để phát triển du lịch

Thời gian gần đây ai có dịp tới Vĩnh Long không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa cổ kính, phủ màu thời gian của “vương quốc” gạch gốm đỏ soi mình bên dòng kênh Thầy Cai, sông Cổ Chiên. Những năm 1980, cả vùng có gần 3.000 lò gạch trải dài gần 30 km trên địa bàn các huyện Long Hồ và Mang Thít hoạt động quanh năm.

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Giữ lửa nghề rèn

Giữ lửa nghề rèn

Cuộc sống đổi thay, nghề rèn đúc ở Bắc Hà cũng dần mai một, nhưng với nhiều người thì khát vọng, quyết tâm giữ lửa nghề vẫn thôi thúc từng ngày.

Người Giáy giữ nghề truyền thống

Người Giáy giữ nghề truyền thống

Tại Lào Cai, đồng bào Giáy sống rải rác ở nhiều nơi nhưng nơi tập trung đông nhất ở huyện biên giới Bát Xát. Người Giáy hiện vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng như trang phục cùng nghề may truyền thống tự bao đời.

fbytzltw