Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Giữ nghề nơi bản nhỏ

Giữ nghề nơi bản nhỏ

Sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Tày, bà Nguyễn Thị San, ở bản Nà Khương là một trong số ít người ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên còn am hiểu và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Bà đã và đang nỗ lực truyền dạy lại cho lớp trẻ, vừa để giữ gìn văn hóa truyền thống, vừa phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.

0:00 / 0:00
0:00

Nếp nhà sàn, khung cửi dệt vải là những vật dụng đã gắn bó với bà San từ khi còn nhỏ. Được bà và mẹ truyền dạy, năm 16 tuổi, bà San đã biết dệt vải, thêu thổ cẩm để làm trang phục, đồ dùng truyền thống. Bà San hiện cũng là một trong số ít những người gìn giữ được nghề đan lát truyền thống của người Tày Nghĩa Đô.

2-7176.jpg

Bà San cũng sử dụng các sản phẩm đan lát, thổ cẩm để trang trí cho homestay của gia đình. Tại homestay số 5 của gia đình, bà đưa vật dụng đan lát ghép thành tường rào và ốp cổng, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và thân thiện với môi trường, có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, gia đình bà vẫn giữ được nếp sinh hoạt của người Tày. Vậy nên, homestay số 5 đang là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn.

giu-nghe-noi-ban-nho.jpg

Bà Nguyễn Thị San chia sẻ: “Gia đình tôi và người dân xã Nghĩa Đô đồng lòng giữ gìn bản sắc và nét đẹp của dân tộc mình để phục vụ nhu cầu phát triển du lịch bền vững, nâng cao thu nhập, thay đổi đời sống”.

Am hiểu và thành thạo nghề truyền thống, năm 2021, bà San được tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm Hợp tác xã Bảo tồn và phát huy nghề truyền thống xã Nghĩa Đô. Bà đã vận động các tổ viên cùng giữ gìn, phát huy và truyền dạy nghề thủ công truyền thống cho hội viên nông dân, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, phong phú, thân thiện với môi trường. Chị Lương Thị Kiệm, bản Nà Luông, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên tâm sự: “Bà San nhiệt tình, chỉ dạy chúng tôi, chỗ nào không hiểu đều được bà hướng dẫn tận tình, chu đáo”.

4.jpg

Ngoài ra, bà còn tham gia truyền dạy nghề thủ công truyền thống cho học sinh trong các buổi hoạt động ngoại khóa của các trường học. Năm nào Trường THPT số 3 Bảo Yên cũng tổ chức Ngày hội văn hóa dân gian các dân tộc và mời các nghệ nhân, các bậc cao niên am hiểu văn hóa đến hướng dẫn học sinh thiết kế các sản phẩm văn hóa đặc sắc, trong đó có bà Nguyễn Thị San là người hướng dẫn chính về đan lát và thêu dệt thổ cẩm. Từ sự hướng dẫn tỉ mỉ và dễ hiểu của bà và các nghệ nhân, học sinh tiếp thu nhanh và nâng cao ý thức về giữ gìn văn hóa. Thầy giáo Bùi Văn Hiến, Hiệu trưởng Trường THPT số 3 Bảo Yên chia sẻ: “Những kiến thức mà bà San và các nghệ nhân truyền dạy cho học sinh rất có giá trị trong việc xây dựng mô hình trường học gắn với thực tiễn, trường học đa văn hóa”.

5.jpg

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa địa phương là chiến lược phát triển du lịch của Nghĩa Đô. Chia sẻ về mục tiêu này, ông Lý Văn Nội, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên cho biết: “Nghĩa Đô luôn tạo điều kiện và khuyến khích người dân tham gia bảo tồn, phát triển nghề truyền thống. Bà Nguyễn Thị San cùng nhiều bà con tại địa phương đã tích cực tham gia gìn giữ trang phục truyền thống, nghề đan lát, thêu dệt thổ cẩm, góp phần phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại Nghĩa Đô”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Đồng bào các dân tộc vùng cao Bát Xát giữ nghề đan lát

[Ảnh] Đồng bào các dân tộc vùng cao Bát Xát giữ nghề đan lát

Huyện Bát Xát có 23 nhóm, ngành dân tộc với bản sắc văn hóa phong phú. Trải qua nhiều thế hệ, các dân tộc trên vùng cao Bát Xát đã sáng tạo và lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề đan lát. Từ đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ, cần mẫn, các nghệ nhân ở thôn, bản đã sáng tạo nhiều sản phẩm thủ công đan lát phục vụ đời sống hằng ngày và nhu cầu của cộng đồng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của người Nùng Dín ở huyện vùng cao Mường Khương chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên váy áo, khăn đội đầu, giày vải, địu và mũ của trẻ em…

[Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.

[Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.

Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Sông Hồng – Hành trình di sản Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Cùng với những di tích khảo cổ, những lịch sử - văn hóa mang nhiều giá trị bên sông Hồng, đi đến những vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa của nhiều làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm tuổi ven sông Hồng, tạo nên nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước của cư dân người Việt.

Đi tìm "hồn trống" tang sành của người Dao

Đi tìm "hồn trống" tang sành của người Dao

Trống tang sành (hay còn gọi là trống đất) là nhạc cụ độc đáo của cộng đồng người Dao ở Lào Cai. Cuộc sống có nhiều thay đổi, giờ đây nghề làm trống tang sành bị thất truyền, số trống còn lại trên địa bàn tỉnh cũng không nhiều. Tuy vậy, hồn trống tang sành vẫn còn vẹn nguyên trong các dịp lễ, tết của đồng bào Dao như lễ cấp sắc, pút tồng, mừng cơm mới...

"Mở cánh cửa" đưa các làng nghề ở Hà Nội vươn tầm quốc tế

"Mở cánh cửa" đưa các làng nghề ở Hà Nội vươn tầm quốc tế

Theo thống kê, TP Hà Nội hiện nay có khoảng một nghìn làng nghề truyền thống, tập trung đông đảo các thợ thủ công, nghệ nhân lành nghề. Các làng nghề ở Hà Nội vẫn còn lưu giữ được rất nhiều nét văn hóa độc đáo của mảnh đất Tràng An xưa kia, đây là động lực góp phần phát triển du lịch Thủ đô.

Giữ nghề làm thuốc nam của người Dao đỏ

Giữ nghề làm thuốc nam của người Dao đỏ

Cùng với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, những bài thuốc nam gia truyền ở vùng núi cao Bát Xát vẫn đang được bảo tồn, phát triển để hỗ trợ người dân chăm sóc sức khỏe, giảm bớt bệnh tật, có đời sống hữu ích, vui vẻ hơn.

Người Tày Bản Liền giữ nghề truyền thống

Người Tày Bản Liền giữ nghề truyền thống

Không chỉ gìn giữ nghề truyền thống của cha ông mình, đồng bào Tày ở Bản Liền (Bắc Hà) vẫn đau đáu câu chuyện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt, những năm gần đây, từ việc bà con người Tày giữ nghề truyền thống đã thu hút du khách đến với Bản Liền, thúc đẩy kinh tế du lịch địa phương phát triển…

Miệt mài đường thêu

Miệt mài đường thêu

Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Lào Cai có nghề thêu thổ cẩm với kỹ thuật tinh xảo. Từ đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những hoa văn độc đáo, làm nên những bộ trang phục truyền thống, không chỉ mang giá trị bản sắc văn hóa còn góp phần tạo sinh kế, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

fb yt zl tw