Giữ nghề làm thuốc nam của người Dao đỏ

Dền Thàng là một trong những thôn vùng cao của xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát. Nơi đây có khí hậu ôn hòa, được bao quanh bởi đồi núi với nhiều cây thuốc quý trên rừng tự nhiên. Bởi thế, bà Tẩn San Mẩy, dân tộc Dao đã quyết định ở lại thôn vùng cao này để bảo tồn và phát triển nghề thuốc nam của gia đình thay vì chuyển xuống khu vực trung tâm xã, có điều kiện thuận lợi hơn để sinh sống.

bm111.jpg

Bà Tẩn San Mẩy năm nay đã 68 tuổi nhưng vẫn thường xuyên tự leo rừng tìm cây thuốc, hái mang về đưa vào các bài thuốc gia truyền của mình. Cũng có một số cây thuốc được bà mang về trồng trong vườn nhà hoặc trồng tái sinh tại chỗ để tạo nguồn thu lâu dài, bền vững.

Bà Mẩy được làm quen với nghề thuốc nam từ rất sớm, 7 tuổi bà đã thường theo mẹ lên rừng tìm hái từng vị thuốc, được mẹ dạy cách nhận biết các loại cây thuốc quý trong rừng và công dụng của chúng. Từ đó, bà biết cách phân loại nhóm cây thuốc, cách phối trộn theo tỷ lệ nhất định để thành bài thuốc thảo dược hỗ trợ điều trị các loại bệnh, tăng cường sức khỏe. Nổi tiếng là các bài thuốc giúp tăng cường lưu thông máu, mạnh gân cốt; giảm đau nhức xương khớp, tê bì tay chân, đau lưng mỏi gối; hỗ trợ điều trị sốt, ho, mụn, nhọt, cảm lạnh...

bm2.jpg

Với mong muốn những bài thuốc quý gia truyền của gia đình sẽ được kế nghiệp và phát huy, gần 50 năm qua bà Mẩy luôn gắn bó với núi rừng Bát Xát. Cuộc đời bà gắn bó với cây rừng như người thân thuộc, từ mùi hương đến màu sắc của mỗi cây thuốc bà đều thuộc lòng. Bà cũng đã truyền dạy cho con trai, con gái nghề làm thuốc nam thì phải đặt cái tâm lên hàng đầu, mình giúp người khác được khỏe mạnh cũng như giúp chính mình khỏe mạnh vậy. Và cũng bởi quan niệm ấy nên những bài thuốc thảo dược quý được rất nhiều người biết đến, có người từ xa đến ở nhà bà để được dùng thuốc trị bệnh, có người đến mua mang về sử dụng, cũng có người sau khi dùng các loại thuốc của bà Mẩy thấy sức khỏe tốt hơn nên đến nhà xin theo học nghề.

bm11.jpg

Nhà bà Mẩy hiện có các nhóm thảo dược hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, dạ dày - đại tràng, xương khớp - thần kinh, gút, trĩ, sỏi thận và hiếm muộn. Rừng cây sau nhà, ngôi nhà nhỏ của gia đình bà vừa là nơi sơ chế thảo dược, vừa là “lớp học” tại chỗ cho những học trò của bà và những người muốn đến tìm hiểu, học hỏi về nghề thuốc nam. Bà Mẩy chia sẻ: “Từ lúc được truyền dạy nghề làm thuốc nam, tôi cũng đã hỗ trợ được cho nhiều người giảm triệu chứng bệnh tật, như: đau dạ dày, gan, xương khớp... Người ta thấy không khỏe thì mới tìm đến mình, những lúc như thế tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ".

Chị Lý Ú Mẩy, ở thôn Dền Thàng, xã Trịnh Tường khi bị ốm đau, mệt mỏi thường hay đến nhờ bà Mẩy bốc thuốc nam thảo dược hỗ trợ điều trị, chăm sóc sức khỏe. Nhận thấy các vị thuốc có tác dụng tốt cho sức khỏe và tinh thần nên chị đã tự nguyện xin bà Mẩy cho học theo nghề làm thuốc nam. Qua mấy năm theo học bà Mẩy, đến nay chị đã nhận biết và thu hái sơ chế một số loại cây thảo dược để làm bài thuốc hỗ trợ giảm đau dạ dày, giảm đau xương khớp, làm mát gan rất hiệu quả.

Tôi mong muốn con, cháu về sau sẽ giữ được nghề làm thuốc nam để giúp đỡ mọi người có sức khỏe tốt, đời sống vui vẻ

Bà Tẩn San Mẩy chia sẻ.

Còn chị Tẩn Sử Mẩy, con gái của bà Tẩn San Mẩy rất tự hào khi nói về mẹ và những bài thuốc thảo dược gia truyền của gia đình: “Em vừa là con gái, vừa là học trò của mẹ Mẩy. Em sẽ nỗ lực cùng mẹ gìn giữ, phát triển nghề làm thuốc nam của gia đình và dân tộc mình. Với người Dao, đó không chỉ là bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh mà còn là nét đẹp phong tục, giá trị văn hóa truyền thống lâu đời cần được bảo tồn và phát triển trong đời sống cộng đồng và xã hội”.

bm4.jpg

Cùng với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, những bài thuốc nam gia truyền ở vùng núi cao Bát Xát vẫn đang được những người như bà Mẩy và các học trò của bà bảo tồn, phát triển để hỗ trợ mọi người chăm sóc sức khỏe, giảm bớt bệnh tật, có đời sống hữu ích, vui vẻ hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, trọng tâm là phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa. Hiện, thành phố đang lấy ý kiến rộng rãi của người dân đóng góp vào dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, với kỳ vọng đây sẽ là văn bản pháp lý để mở đường cho phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa chất lượng, chuyên nghiệp, đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa lớn của cả nước và khu vực.

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Hiện nhiều người trẻ có thể dành hàng giờ để lướt mạng xã hội, xem video ngắn, chơi game nhưng lại ngại ngần khi cầm một cuốn sách. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách của người trẻ, nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn.

Văn học quảng bá du lịch

Văn học quảng bá du lịch

Quảng bá du lịch thông qua văn học tuy không phải là hình thức mới, nhưng theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều dư địa để khai thác, đặc biệt là trong thời đại số. Một tour du lịch theo hành trình của các nhân vật trong tiểu thuyết hoặc thơ ca nổi tiếng, từ đó, du khách không chỉ được tham quan mà còn được trải nghiệm văn hóa và lịch sử sâu sắc hơn... là điều hoàn toàn có thể.

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

[Ảnh] Về Trịnh Tường tìm dấu xưa nhà cổ

Trịnh Tường là xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Vào đầu thế kỷ XX, xã Trịnh Tường nằm dưới sự cai trị của thực dân Pháp và tay sai. Hiện nay, tại đây vẫn còn dấu tích của những công trình cổ trên dưới 100 năm tuổi được xây dựng từ thời thực dân Pháp xâm lược và cai trị vùng đất này.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

Hơn 10.000 thiếu nhi cả nước đồng diễn nghệ thuật trống kèn 'Đất nước trọn niềm vui'

Hơn 10.000 thiếu nhi cả nước đồng diễn nghệ thuật trống kèn 'Đất nước trọn niềm vui'

Ngày 12/4, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình đồng diễn nghệ thuật trống kèn với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui” và liên hoan Tiếng kèn Đội ta thành phố Hồ Chí Minh năm học 2024 - 2025 với chủ đề “Em là chiến sĩ Giải phóng quân thành phố Bác Hồ”.

fb yt zl tw