Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tại Quảng trường 10/3, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, UBND thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024), tối 24/4.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tiết mục lưu diễn phục vụ nhân dân và du khách ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Trong chương trình, Đội Tuyên truyền lưu động của các tỉnh Nghệ An, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Yên, Cà Mau và Thành phố Hồ Chí Minh đã mang đến 16 tiết mục nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, hoành tráng, phục vụ nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và du khách. Chương trình với chủ đề "Viết tiếp con đường huyền thoại" gồm 2 phần là "Âm vang Trường Sơn" và "Thênh thang đường mới", với các tác phẩm nổi bật như: Tiếp bước con đường huyền thoại, Đường tôi đi dài theo đất nước, Âm vang Trường Sơn, Chúng tôi là người lính Bác Hồ, Những bông hoa bất tử, Chào em cô gái Lam Hồng, Con đường huyết mạch, Tổ quốc tôi yêu… Bên cạnh đó, tại chương trình, Đoàn Ca múa Dân tộc Đắk Lắk cũng giao lưu với tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc Vũ khúc các chàng trai cao nguyên, Liên khúc Đêm hội Ban Mê...

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Buôn Ma Thuột Phạm Tiến Hưng cho biết, thành phố hội tụ các yếu tố về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, giàu bản sắc văn hóa, có nhiều chính sách đầu tư phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và là “Thành phố cà phê của thế giới”. Thành phố hiện có hơn 400.000 nhân khẩu, 40 dân tộc cùng sinh sống. Cùng với nét văn hóa đặc trưng “buôn trong phố” của 33 buôn đồng bào dân tộc thiểu số, các đội cồng chiêng, lễ hội truyền thống, văn hóa bến nước, nhà dài, ẩm thực... của dân tộc Ê Đê và các dân tộc thiểu số khác đã góp phần tạo nên nét đặc trưng riêng của Buôn Ma Thuột.

Thành phố Buôn Ma Thuột vinh dự là một trong những địa phương được đón các đoàn tuyên truyền lưu động của 6 tỉnh, thành phố về lưu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân và du khách. Đây là hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn, kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Thông qua Hội thi nhằm tuyên truyền sâu rộng về truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn thử thách của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng để làm nên con đường huyền thoại Trường Sơn - Hồ Chí Minh; khẳng định ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đây cũng là dịp để các diễn viên, tuyên truyền viên trên cả nước có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền lưu động.

Ông Phạm Tiến Hưng hy vọng, ngoài những tiết mục tại chương trình, diễn viên, tuyên truyền viên các đoàn sẽ có những kỷ niệm đẹp, những tình cảm thân thương về mảnh đất và con người Đắk Lắk nói chung, thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng; trải nghiệm, tìm hiểu về ẩm thực, văn hóa đặc sắc và người dân Buôn Ma Thuột thân thiện, mến khách.

Tiết mục lưu diễn phục vụ nhân dân và du khách ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Tại tỉnh Đắk Lắk, ngoài thành phố Buôn Ma Thuột, trong hai ngày (23 - 24/4), Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn còn lưu diễn tại các huyện Buôn Đôn, Lắk, Krông Pắc, Cư M’Gar và thị xã Buôn Hồ.

Cùng gia đình đến tỉnh Đắk Lắk du lịch trong dịp này, bà Ngô Thị Uân, du khách đến từ huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận cảm thấy may mắn vì được xem đêm diễn của Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn tại thành phố Buôn Ma Thuột. Theo bà, các tác phẩm tràn đầy sức sống, ý nghĩa, vừa hay vừa mãn nhãn, thể hiện được sức mạnh oanh liệt của quân và dân Việt Nam, gợi nên niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

Chị Nguyễn Thị Thương, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột chia sẻ, chương trình có ý nghĩa sâu sắc, cuốn hút, đưa khán giả qua các miền ký ức, hòa vào khí thế hào hùng của những tháng ngày lịch sử. Đặc biệt, các tiết mục tại đêm diễn vừa hào hùng, vừa sâu lắng đã tái hiện được sự dũng cảm, ý chí quyết tâm, tô đậm lòng yêu nước và sự hy sinh của bộ đội Trường Sơn, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, các văn nghệ sĩ đã từng tham gia, phục vụ chiến đấu, làm nhiệm vụ trên đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw