Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tôi biết đến thầy Tô Ngọc Thanh từ những năm cuối thập niên 1980, khi tôi mới chỉ là một cậu bé chừng 10 tuổi. Biết ông theo cách rất tình cờ, thông qua một đồng nghiệp của ông, đồng thời là một người bạn của bố tôi, nhà nghiên cứu Phạm Hồng Thao (1932-1996).

Khi đó, nhiều lần hai bố con tôi di chuyển bằng xe đạp từ nơi ở nay là thành phố Bắc Giang về quê Từ Sơn (Bắc Ninh), thường ghé qua chơi nhà ông ở Thị Cầu, nằm ở khúc giữa chặng đường.

Một trong những nội dung trò chuyện giữa bác Thao với bố tôi mà tôi nhớ mãi có liên quan đến thầy Tô Ngọc Thanh và cuốn sách thành quả nghiên cứu chung của hai nhà nghiên cứu mang tên Tư liệu âm nhạc dân tộc cổ truyền do Nhà xuất bản Âm nhạc phát hành năm 1982. Thật không ngờ sau này tôi lại theo học lý luận âm nhạc tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc và biết thêm nhiều điều về thầy.

Thầy Tô Ngọc Thanh vốn là học viên lớp sáng tác (lúc đó chưa có riêng chuyên ngành lý luận) khóa đầu tiên ngay khi Trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập năm 1956.

Lớp sáng tác này gồm phần lớn các học viên là những cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ trong kháng chiến chống thực dân Pháp trở về, trong đó, ngoài thầy Tô Ngọc Thanh, còn có nhiều tên tuổi lẫy lừng của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam như các nhạc sĩ: Hoàng Việt, Ngô Huỳnh, Hoàng Hiệp, Hồ Bông, Hồng Đăng, Huy Thục, Vĩnh Cát,… Lĩnh vực nghiên cứu, lý luận có các thầy Nguyễn Xinh, Trần Thế Bảo, nhà nghiên cứu Hồng Thao cũng là một thành viên của lớp sáng tác đặc biệt này.

Từ năm 1959, ông làm việc tại ban nghiên cứu âm nhạc thuộc Vụ Nghệ thuật-Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và bắt đầu sưu tầm nghiên cứu âm nhạc Tây Bắc.

Sau đó, từ năm 1962 ông được điều động công tác tại Sở Văn hoá Khu tự trị Tây Bắc. Chính trong khoảng thời gian 10 năm từ 1962 đến 1972, ông công tác và sinh sống tại Tây Bắc, đã phát huy được niềm đam mê tìm hiểu về văn hóa, âm nhạc dân gian đồng bào dân tộc thiểu số ở đây.

Ông nghiên cứu sâu tới độ như thể ông là người dân ở khu vực này, nói thành thạo ngôn ngữ của đồng bào, đặc biệt là tiếng Thái. Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị của ông được ra mắt trong thời gian này như: Công trình Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc (1969); Tác phẩm Âm nhạc dân gian Mường (1971).

Nhiều bài dân ca độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây Bắc được khán giả cả nước biết đến và yêu thích cho đến tận ngày nay là thành quả từ những chuyến điền dã sưu tầm và nghiên cứu đó, chẳng hạn như bài “Mưa rơi” dân ca Xá ngày nay hầu như ai cũng có thể hát nghêu ngao được: Mưa rơi cho cây tốt tươi/ Búp chen lá trên cành/Rừng đẹp trăm hoa rung rinh theo gió/Bướm tung cánh bay vờn…

Không chỉ có những công trình nghiên cứu về Tây Bắc, thầy Tô Ngọc Thanh còn dành thời gian và tâm huyết nghiên cứu văn hóa, âm nhạc dân gian ở nhiều vùng khác và để lại nhiều công trình có giá trị như: Fônclo Bâhnar do Sở Văn hóa Thông tin Gia Lai-Kon Tum (khi chưa tách tỉnh) giới thiệu năm 1988.

Đây là công trình nhiều tác giả do ông làm chủ biên và là người viết chính; công trình Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc thiểu số Việt Nam - Nhà xuất bản Văn Nghệ và Trung tâm Văn hóa dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995; cuốn Musical intruments of VietNam’s Minorities (A partial introduction) - Nhạc cụ cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam (Sơ lược giới thiệu) viết bằng tiếng Anh do Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 1997; Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam do Quỹ Sumitomo của Nhật Bản tài trợ, Nhà xuất bản Âm nhạc và Viện Âm nhạc ấn hành năm 1999…

Khó kể hết những công trình nghiên cứu của Giáo sư Tô Ngọc Thanh, nhưng có thể khẳng định, đó là nguồn tư liệu quý báu, là những tài liệu cơ bản phục vụ hữu ích cho công tác nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tôi rất muốn nhấn mạnh quan điểm nghiên cứu của Giáo sư Tô Ngọc Thanh. Ông cho rằng âm nhạc dân gian phải là một thành phần nằm trong tổng thể nguyên hợp gồm nhiều yếu tố như phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ nghi…

Cũng chính vì thế, nghiên cứu âm nhạc dân gian là phải nghiên cứu trong tổng thể nguyên hợp các yếu tố tạo nên nó. Điều này rất phù hợp với quan điểm nghiên cứu hiện đại trong lĩnh vực dân tộc học và dân tộc nhạc học của các nhà nghiên cứu trên thế giới, được áp dụng rộng rãi trong những thập niên gần đây.

Cho nên, không chỉ có những công trình cụ thể, chính quan điểm trong nghiên cứu của Giáo sư Tô Ngọc Thanh cũng là những bài học quý, có vai trò định hướng nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu thế hệ sau này.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền từng khẳng định: “Với cả nghìn học trò trên cả nước, Giáo sư Tô Ngọc Thanh là người thầy vĩ đại. Bởi không chỉ truyền dạy tri thức, kỹ năng làm nghề, ông còn có thể trao truyền cả nghiệp lớn cho các thế hệ tiếp nối. Tất cả những nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc, văn hóa dân gian Việt Nam thế hệ sau ông ít nhiều đều lĩnh hội, thụ hưởng kiến thức từ Giáo sư Tô Ngọc Thanh”. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cũng khẳng định Giáo sư Tô Ngọc Thanh “như một cây đại thụ lớn của nền khoa học xã hội Việt Nam hiện đại”.

Đối với tôi cũng như rất nhiều đồng nghiệp nghiên cứu, lý luận âm nhạc, đặc biệt là nghiên cứu âm nhạc dân gian, văn hóa dân gian, từ lâu ông đã như một biểu tượng. Nhìn ông mà hướng tới, tìm đọc các công trình của ông để tích lũy kiến thức, soi chiếu vào công việc và trau dồi kinh nghiệm.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã tận hiến cho khoa học, cho văn hóa dân tộc và cho cuộc đời, giờ đây ông đã thảnh thơi “Bay về miền ánh sáng” như lời nhắn nhủ cuối cùng của người con trai Tô Ngọc Thảo của giáo sư trong ngày chia tay ông. Những đóng góp của ông sẽ mãi hữu ích cho thế hệ hôm nay và mai sau. Tên tuổi của ông sẽ mãi còn được nhắc tới trên cuộc đời này với lòng kính trọng.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh quê gốc Hưng Yên, sinh năm 1934 tại Hà Nội. Ông là con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân.

Trong kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Tô Ngọc Thanh từng làm Trưởng đoàn Văn hóa kháng chiến.

Ông từng theo học khóa đầu tiên tại Trường Âm nhạc Việt Nam (1956), từng làm Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Liên tiếp sáu nhiệm kỳ, từ khóa 2 đến khóa 7, ông được bầu làm Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Ông đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì (2019), Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất (2001) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

fb yt zl tw