Thúc đẩy hợp tác văn học nghệ thuật giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Đại sứ Đặng Minh Khôi nhấn mạnh Việt Nam, Nga có truyền thống hợp tác về văn học nghệ thuật và cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, nhất là việc triển khai các dự án hợp tác chung giữa hai nước.

Đại sứ Đặng Minh Khôi (giữa) chụp ảnh lưu niệm với khách mời.
Đại sứ Đặng Minh Khôi (giữa) chụp ảnh lưu niệm với khách mời.

Ngày 2/5/2024, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, Đại sứ Đặng Minh Khôi đã tiếp ông Igor Khalevinsky, Chủ tịch Hiệp hội các nhà ngoại giao Nga và nhà văn, nhà thơ Svetlana Savitskaya, người sáng lập Giải thưởng Văn học Quốc gia “Cây bút vàng nước Nga”.

Tham dự cuộc gặp có đại diện của Bộ Ngoại giao Nga, các phòng, ban của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga và ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Quỹ “Truyền thống và Hữu nghị”.

Tại cuộc gặp, bà Savitskaya đã chia sẻ tình cảm đặc biệt của mình đối với Việt Nam. Bà kể lại kỷ niệm năm 1979 khi còn là học sinh lớp 8, viết bài thơ với tên gọi “Bức thư gửi những bạn,” đồng cảm và chia sẻ những khó khăn, gian khổ mà những bạn nhỏ Việt Nam đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trong một dịp đặc biệt sau đó 40 năm, bà đã tham dự Liên hoan thơ quốc tế tại Hà Nội theo lời mời của Hội Nhà văn Việt Nam và đóng góp những bài thơ viết về Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.

Bà Savitskaya mong muốn tác phẩm về những kỷ niệm sau chuyến thăm Việt Nam sẽ được dịch và xuất bản sang tiếng Việt, đồng thời bày tỏ sẵn sàng tham gia vào các dự án hợp tác chung trong lĩnh vực văn học nghệ thuật của hai nước và đề xuất các nhà văn, nhà thơ hai nước tích cực tham gia các liên hoan về văn học nghệ thuật được tổ chức ở mỗi nước.

Ông Igor Khalevinsky khẳng định sự ủng hộ của phía Nga đối với các dự án hợp tác chung giữa hai nước, góp phần tăng cường tiếp xúc và hiểu biết giữa nhân dân hai nước về văn hóa và nghệ thuật của mỗi nước.

Về phần mình, Đại sứ Đặng Minh Khôi cảm ơn những đóng góp của bà Savitskaya, thông qua những tác phẩm văn học đã mang hình ảnh Việt Nam đến gần với công chúng Nga.

Đại sứ khẳng định người Việt Nam luôn yêu quý văn học và nghệ thuật của Liên Xô và nước Nga ngày nay.

Đại sứ nhấn mạnh hai nước có truyền thống hợp tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, nhất là việc triển khai các dự án hợp tác chung giữa hai nước, trên cơ sở sự quan tâm và ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự tích cực, chủ động của các hội văn học nghệ thuật và huy động nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp và các tổ chức của hai nước như Quỹ “Truyền thống và Hữu nghị”.

Đại sứ Đặng Minh Khôi bày tỏ mong muốn cá nhân bà Svetlana Savitskaya có những bài nói chuyện, chia sẻ về những tình cảm, trải nghiệm và các tác phẩm của bà về Việt Nam để truyền cảm hứng, tình yêu đối với Việt Nam cho các sinh viên Nga đang học tiếng Việt và nghiên cứu về Việt Nam.

Bà Svetlana Savitskaya (bên phải) - Người sáng lập Giải thưởng Văn học Quốc gia “Cây bút vàng nước Nga”.
Bà Svetlana Savitskaya (bên phải) - Người sáng lập Giải thưởng Văn học Quốc gia “Cây bút vàng nước Nga”.

Tại cuộc gặp, bà Svetlana Savitskaya đã tặng Đại sứ quán 2 tác phẩm của bà là “Nếu trên đường... Mưa...” và tiểu thuyết giả tưởng “Xưng danh Thiên Chúa”,, được nhà thơ, nhà phê bình văn học, dịch giả Mai Văn Phấn dịch sang tiếng Việt.

Bà Savitskaya là Viện sỹ, Tiến sỹ triết học, nhà văn, nhà báo, họa sỹ, nghệ sỹ biểu diễn, người kể chuyện trên truyền hình và sóng phát thanh...

Bà là tác giả của 21 cuốn sách, hơn 1.000 bài báo và các công trình nghiên cứu văn hóa. Nhà văn Svetlana Savitskaya là người sáng lập Giải thưởng Văn học “Cây bút vàng nước Nga” từ năm 2005.

Theo Vietnamplus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của người Nùng Dín ở huyện vùng cao Mường Khương chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên váy áo, khăn đội đầu, giày vải, địu và mũ của trẻ em…

fb yt zl tw