Phim điện ảnh về thời niên thiếu của Bác Hồ sắp ra rạp

Phim "Vầng trăng thơ ấu" vừa công bố những hình ảnh đầu tiên, giới thiệu về cuộc đời của Bác Hồ thời còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung theo cha mẹ ra Huế sinh sống.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phim Vầng trăng thơ ấu là tác phẩm được Công ty cổ phần phim Giải phóng sản xuất nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 134 năm ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).

2.jpg
Poster phim điện ảnh "Vầng trăng thơ ấu".

Phim có kịch bản từng đoạt giải Ba cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện điện ảnh do Cục Điện ảnh tổ chức năm 2020. Dự án lấy bối cảnh từ năm 1895 đến năm 1901 khi Bác Hồ (tên thời thơ ấu là Nguyễn Sinh Cung) cùng cha mẹ là ông Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm vào Huế lần đầu tiên.

Poster chính thức là hình ảnh của 4 thành viên gia đình Bác Hồ khi ấy, khuôn mặt mỗi người ẩn chứa nỗi niềm khác nhau, xa xa là Kinh thành Huế với cửa Ngọ Môn, những cung điện nguy nga lộng lẫy. Hình ảnh đối lập là 4 thành viên gia đình Bác Hồ phải vất vả băng qua đồi cát nắng cháy để đặt chân đến mảnh đất phù hoa mà không biết hành trình phía trước sẽ chờ đợi điều gì.

3.jpg
Hình ảnh cha mẹ của Bác Hồ, bà Hoàng Thị Loan và ông Nguyễn Sinh Sắc.

Trong giai đoạn hơn 5 năm sống ở Kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ. So với quê hương xứ Nghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uy nghiêm. Nhưng Huế cũng bộc lộ rõ rệt nhất mâu thuẫn giai cấp về quyền lực, an sinh.

Những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác. Những vị quan Nam triều bệ vệ trong chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè trước vua và trước cả người Pháp. Còn lại, phần đông là nông dân, phu khuân vác, kéo xe tay, người lang thang… chịu đựng số phận thống khổ, tủi nhục trước sự áp bức, bóc lột.

Đạo diễn Hồ Ngọc Xum cho biết bộ phim đến với ông như một cơ duyên. Giai đoạn đó, ông đang thực hiện một bộ phim truyền hình khác thì nhận được lời mời từ đơn vị sản xuất. “Lúc đó, tôi chưa có ý định làm. Nhưng khi đọc xong kịch bản, có một vài chi tiết khiến tôi khá thích thú. Trước khi đồng ý, tôi quyết định đi Huế và Nghệ An một chuyến để tìm hiểu tình hình thực tế”, đạo diễn kể.

Đạo diễn hé lộ, điều khiến ông tâm đắc nhất với dự án lần này đó là khắc họa tuổi thơ của Bác Hồ là một thiếu nhi hồn nhiên, bình thường với không ít trò nghịch tinh quái như bao đứa trẻ khác. Bộ phim cũng không đi theo hướng “thần thánh hóa” cuộc đời của Người.

Nhưng chính những tình huống đời thường dựa trên óc quan sát, sự thông minh, lòng hiếu thảo… đã góp phần nuôi dưỡng hạt mầm để tạo nên tính cách, nhân cách của một vị lãnh tụ sau này. Có thể nói, giai đoạn sống ở Huế với rất nhiều biến cố gia đình, biến thiên của lịch sử, xã hội đã giúp cậu bé Nguyễn Sinh Cung trưởng thành cả về tư duy, nhận thức và là tiền đề cho những quyết định đúng đắn trong tương lai.

6.jpg
Hành trình cả nhà Bác Hồ di cư đến Huế được tái hiện trên màn ảnh rộng.

Ngoài việc bám sát lịch sử với phần cố vấn của các chuyên gia, phim sẽ có một số chi tiết hư cấu song đều dựa trên tư liệu truyền miệng để khi xem phim, khán giả sẽ cảm thấy thuyết phục.

Phim có sự tham gia của dàn diễn viên gồm: Trần Việt Bắc, Ngô Lệ Quyên, Phạm Hữu Đại, Lưu Văn An, Bạch Công Khanh, Nguyễn Ngọc Kim Ngân, Ali Quang Khải, Bùi Nguyễn Hoàng Phúc, Nguyễn Hồ Nhật Minh, Trần Đức Tuấn Hùng... Phim dự kiến ra rạp ngày 17/5.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Lan tỏa những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của các Bảo vật quốc gia

Tính đến ngày 18/1/2024, Việt Nam có 294 hiện vật và nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia, qua 12 đợt ký duyệt kể từ năm 2012. 294 bảo vật quốc gia này hết sức đặc biệt, là những “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”.

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw