Dinh Độc Lập - Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TPHCM và của dân tộc

Dinh Độc Lập, nay có tên là Hội trường Thống nhất, không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn là một biểu tượng lịch sử đặc biệt về nền hòa bình dân tộc. Đây là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi khám phá TPHCM.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các cựu chiến binh tới thăm lại Dinh Độc Lập.

Dinh Độc Lập nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1. Khởi công xây dựng vào ngày 1/7/1962, khánh thành ngày 31/10/1966, Dinh Độc Lập được làm theo bản thiết kế của ông Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư tốt nghiệp tại Pháp.

Dinh Độc Lập tọa lạc trên diện tích 4.500 m2, gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, một sân thượng, một tầng nền và tầng hầm. Diện tích sử dụng là 20.000 m2 với hơn 100 phòng, mỗi phòng có cách trang trí khác nhau tùy theo mục đích sử dụng nhưng vẫn phù hợp với tổng thể kiến trúc của toàn dinh thự. Khi hoàn thành, Dinh Độc Lập được coi là một công trình kiến trúc tiêu biểu lúc bấy giờ, có sự kết hợp hài hòa giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại.

Dinh Độc Lập được đưa vào sử dụng chính thức vào năm 1966. Năm 1976, Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 1990, Dinh Độc Lập chính thức mở cửa phục vụ du khách đến tham quan. Năm 2009, Dinh Độc Lập được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Không gian phía trước Dinh Độc Lập.

Theo ông Trần Hữu Phước, Phó Giám đốc Hội trường Thống Nhất (đơn vị quản lý Di tích lịch sử Dinh Độc lập), năm 2023, đã có hơn 1 triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Hội trường Thống Nhất đã tổ chức các không gian trải nghiệm mới như: Trưng bày "Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập", triển khai hệ thống thuyết minh tự động với 10 ngôn ngữ: Việt, Anh, Hàn, Pháp, Thái Lan, Tây Ban Nha, Nhật, Đức, Trung, Nga.

Hội trường Thống Nhất còn phát triển chương trình Khám phá Di sản dành cho trẻ em có độ tuổi từ 7 đến 15, để tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và giải quyết vấn đề…

Ông Trần Hữu Phước cho biết thêm, thời gian tới, Hội trường Thống Nhất có kế hoạch ứng dụng công nghệ trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Dinh Độc Lập; số hóa không gian trưng bày và hiện vật; ứng dụng công nghệ trong trưng bày và diễn giải thông tin nhằm mang đến cho công chúng những câu chuyện lịch sử và không gian trải nghiệm mới mẻ, đưa Dinh Độc Lập đến gần hơn với giới trẻ.

Du khách xếp hàng mua vé tham quan Dinh Độc Lập.

Một số hình ảnh tại Dinh Độc Lập.

Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

fb yt zl tw