Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1.png

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Theo tích xưa, trong cuộc “chia ly” trị vì đất nước của Lạc Long Quân và Âu Cơ, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ ngược vùng non cao. Lào Cai - nơi có đỉnh Fansipan (nóc nhà Đông Dương) được coi là vùng “non cao” cũng được đón bước chân của tiền nhân lên mở mang bờ cõi, trị vì. Truyền thuyết xưa là minh chứng của sự gắn bó mật thiết ngàn đời giữa các vùng đất, các tộc người trên miền ngược, xuôi của đất nước trong công cuộc dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước.

Người Lào Cai hôm nay luôn nhắc nhớ, tự hào về nguồn cội, luôn hướng về vùng đất Tổ để làm dày thêm nghĩa tình. Mối quan hệ giữa hai địa phương vì thế cũng luôn khăng khít, đồng hành trong sự nghiệp phát triển.

2.png

Ngược dòng lịch sử hàng nghìn năm trước, Lào Cai là một trong những “phên dậu quốc gia” luôn được các triều đại, các đời vua, chúa coi trọng, ra sức củng cố, giữ gìn.

Theo bà Bùi Thị Hường, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh, khi đường bộ chưa phát triển, việc di chuyển khó khăn và gian nan như “lên giời”, chúng ta đã “chứng kiến” những cuộc hành quân chặn đánh, đuổi giặc phần lớn là bằng đường thủy, bởi lẽ giặc phương Bắc thường xâm lược nước ta qua các tuyến đường sông.

Với vị trí là “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, Lào Cai chắc chắn là một trong những nơi luôn phải chịu sự đe dọa từ họa ngoại xâm phương Bắc, nơi chúng sẽ tiến đánh đầu tiên trên con đường xâm lược đất Việt. Và chắc chắn trong những cuộc chiến vệ quốc ấy, sự liên kết, gắn bó giữa người vùng thượng lưu sông Hồng là Lào Cai với các tỉnh, thành phía hạ lưu từ Yên Bái trở về Phú Thọ và các tỉnh, thành khác rất khăng khít.

4.png

Thời hiện đại, trong những cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, bảo vệ biên giới phía Bắc, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa cũng là sự đoàn kết một lòng, đồng cam cộng khổ, cưu mang nhau của những người con cùng uống chung dòng nước từ “sông Mẹ”.

Những năm 60 của thế kỷ trước, sau Hội nghị Trung ương 5 khóa III về phát triển nông nghiệp, củng cố hợp tác xã vào tháng 9/1960, tháng 2/1963, Bộ Chính trị có nghị quyết riêng nhằm phát triển kinh tế - xã hội miền Bắc, đặc biệt là vùng miền núi nhằm biến miền núi từ một nền kinh tế tự cấp, tự túc dần dần trở thành nền kinh tế có nhiều sản phẩm hàng hóa, cải thiện đời sống Nhân dân các dân tộc, phục vụ sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và củng cố quốc phòng.

5.png

Thực hiện chủ trương lớn của Đảng, hàng vạn người dân các tỉnh, thành, trong đó có Phú Thọ nô nức ngược sông Hồng đến với vùng đất mới, chỉ với một khát vọng dựng xây và phát triển đất nước. Trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ cũng là sự liên kết, gắn bó chí nghĩa, chí tình.

Gần đây nhất là cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979, cùng với việc cung cấp nhân lực tòng quân, Phú Thọ là một trong những nơi chào đón người anh em miền ngược lánh nạn.

6.png

Bảo tàng tỉnh Lào Cai hiện lưu giữ rất nhiều tư liệu, hiện vật quý có niên đại hàng nghìn năm và những hiện vật mô phỏng, kể lại câu chuyện của hàng nghìn năm trước. Trong hành trình khám phá kho tư liệu khổng lồ của tỉnh, người dân cũng như du khách tham quan luôn bị thu hút bởi bức tượng điêu khắc Lạc Long Quân - Âu Cơ được đặt ngay sảnh lớn của bảo tàng. Trong không gian rộng lớn, bức tượng cao trên 4 m sừng sững, uy nghi. Phía sau bức tượng là bức phù điêu với hình ảnh đỉnh núi Fansipan sừng sững giữa gió núi, mây vờn của vùng non cao.

Chia sẻ về nguồn gốc của bức tượng, bà Bùi Thị Hường, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Bức tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ do Bảo tàng Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) tặng Bảo tàng Lào Cai từ tháng 6/2017, xuất phát từ việc tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc vận động sưu tầm, hiến tặng tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng tỉnh (cuộc vận động nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Lào Cai 12/7/2017, đồng thời sử dụng trưng bày Chuyên đề “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý” vào ngày 6/10/2017). Việc hiến tặng thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa hai tỉnh Lào Cai - Phú Thọ, giữa ngành văn hóa, đơn vị bảo tàng của hai địa phương. Đây cũng là việc làm ý nghĩa kể lại câu chuyện xưa, sự kết nối giữa vùng đất Tổ với nơi non cao của đất nước.

3.png

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc. Theo định hướng quy hoạch, trục kinh tế động lực dọc sông Hồng kết nối với 9 tỉnh, thành phố ở hạ lưu.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội.png

Nội dung: Tô Dung
Trình bày: Khánh Ly

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

Xem lại thước phim lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ

Xem lại thước phim lịch sử về chiến dịch Điện Biên Phủ

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng phim Tài liệu và Khoa học T.Ư tổ chức chương trình "Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ" giới thiệu năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp xâm lược và quá trình xây dựng, phát triển đất nước cho đến ngày nay.

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Bàn giao công trình số hóa điểm di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chuỗi hoạt động của hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024); sáng 25/4, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bàn giao, đưa vào sử dụng công trình số hóa điểm di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

fb yt zl tw