“Mùa vàng” thất thu

LCĐT - Mùa lúa chín cũng là “mùa vàng” của du lịch. Thế nhưng, năm nay “mùa vàng” của những người làm du lịch lại thất thu bởi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Với đặc trưng địa hình núi cao, đồng bào dân tộc thiểu số đã dày công tạo nên những thửa ruộng bậc thang để canh tác lúa nước. Việc canh tác lâu đời, nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác dần dần hình thành những triền ruộng bậc thang như “nấc thang lên trời”. Đi đâu cũng có thể gặp những thửa ruộng bậc thang đẹp mắt, tạo cảm hứng sáng tác vô tận cho các nghệ sỹ nhiếp ảnh và giúp du khách có những trải nghiệm tuyệt vời.

“Mùa vàng” thất thu ảnh 1
Du khách tham quan ruộng bậc thang Thề Pả, Y Tý năm 2018.

Đến hẹn lại lên, cứ khoảng tháng 8, tháng 9 hằng năm, nhiều du khách lại nườm nượp đổ về những bản làng của vùng cao Lào Cai để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín. Đây là thời điểm ruộng bậc thang đẹp nhất, lúc này lúa chín tựa như bức tranh nhiều màu sắc trên các sườn núi. Không chỉ danh lam, thắng cảnh ruộng bậc thang Sa Pa hay ruộng bậc thang thung lũng Thề Pả, xã Y Tý (Bát Xát) đã được công nhận là di tích, danh thắng cấp quốc gia hút khách, mà những thửa ruộng bậc thang thuộc xã Mường Hum, Sàng Ma Sáo (Bát Xát); Nậm Khánh (Bắc Hà)… cũng được du khách quan tâm. Mỗi vùng đất, mỗi khu ruộng bậc thang lại có những vẻ đẹp riêng, bởi vậy, nhiều du khách dành thời gian đến với Lào Cai để trải nghiệm, khám phá.

Những năm trước, cứ cuối mùa hạ, đầu mùa thu, khi lúa trên ruộng bậc thang chín vàng là anh Võ Văn Minh, giảng viên đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh lại dành 1 tuần để đến Lào Cai trải nghiệm và “săn” ảnh. Hầu hết bản, làng có ruộng bậc thang đẹp ở Sa Pa đã in dấu chân của chàng trai 30 tuổi này.

Chia sẻ qua điện thoại, anh Minh cho biết: Năm 2020, tôi đã dự định đi Y Tý để trải nghiệm ruộng bậc thang thung lũng Thề Pả nhưng phải hủy vì dịch Covid-19. Dự định năm nay đi lần nữa, nhưng cũng phải hoãn vì dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Chắc chắn tôi sẽ trở lại Lào Cai vào mùa lúa chín năm sau.

Không chỉ anh Minh, mùa lúa chín năm nay, nhiều du khách cũng lỡ hẹn với Lào Cai vì tình hình dịch bệnh. Đến thời điểm này, du khách ngoại tỉnh và du khách nước ngoài vẫn tiếp tục không thể đến Lào Cai du lịch, khách nội tỉnh cũng hạn chế đi lại vì mục tiêu phòng, chống dịch bệnh. Du khách không đến khi lúa sắp chín vàng, “mùa vàng” của du lịch Lào Cai lại thất thu.

Sống ở thung lũng Mường Hoa, gia đình anh Phan Văn Dì, thôn Tả Van Giáy 1, xã Tả Van, thị xã Sa Pa cũng như nhiều hộ gia đình khác ở đây đầu tư xây dựng homestay để đón khách du lịch. Những năm trước, trong 2 tuần lúa chín, homestay của anh luôn kín khách đặt phòng, thế nhưng mùa lúa chín năm 2020, homestay của anh không có khách. Năm nay, anh Dì cũng không có hy vọng, vì tình hình dịch bệnh phức tạp hơn năm ngoái, trong khi đó mùa lúa chín lại đến rất gần.

“Khi chưa có dịch, vào mùa hè, lượng khách rất ổn định, homestay thường kín khách vào dịp cuối tuần. Đặc biệt, mỗi dịp lúa chín, ngày thường cũng rất đông khách. Chỉ còn 1 - 2 tuần nữa là lúa chín vàng, đây là thời điểm đẹp nhất nhưng tình hình này chắc chắn rất khó có khách du lịch. Thu nhập của gia đình đều từ làm du lịch nhưng đã không có khách cả năm nay. Mùa vàng năm nay lại tiếp tục thất thu rồi” - anh Dì tâm sự.

“Mùa vàng” thất thu ảnh 2
Lúa tại thung lũng Mường Hoa, Sa Pa bắt đầu chín.

Là hộ kinh doanh homestay 20 năm nay, ông Lù Văn Lài, xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa cùng chung tâm trạng buồn rầu, chán nản như anh Dì. “Không có khách du lịch là tình trạng chung, bởi tất cả ưu tiên cho chống dịch, nhưng những người làm du lịch cộng đồng cũng không khỏi buồn lòng. Gần 2 năm nay chúng tôi vẫn dọn dẹp homestay chờ đón khách trở lại nhưng đáng tiếc mùa cao điểm đón khách thì dịch bệnh lại diễn biến phức tạp. Mong rằng năm tới, dịch bệnh được khống chế, mùa lúa chín, người làm du lịch sẽ bội thu”, ông Lài hy vọng.

Nhìn từ lượng du khách trong tháng 8, tháng 9 của những năm trước khi có dịch bệnh (2018, 2019) phần nào có thể thấy thiệt hại của ngành du lịch trong “mùa vàng” năm nay. Năm 2018, lượng du khách đến Lào Cai đạt hơn 300 nghìn lượt, doanh thu từ du lịch khoảng 1.000 tỷ đồng (trong tháng 8 và tháng 9); năm 2019, mỗi tháng có khoảng 440 nghìn lượt khách, doanh thu đạt 1.500 tỷ đồng/tháng. Nếu không có dịch bệnh, chắc chắn thời điểm này năm nay, ngành du lịch có thể thu về hàng nghìn tỷ đồng mỗi tháng, bởi du khách luôn yêu mến vùng đất Lào Cai, nhất là vào mùa lúa chín.

Tuy chịu nhiều thiệt hại bởi dịch bệnh nhưng những người làm du lịch Lào Cai vẫn luôn có niềm tin, hy vọng cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 sẽ thắng lợi. Khi cuộc sống yên bình như trước, ruộng bậc thang mùa lúa chín lại đón mời du khách đến tham quan, trải nghiệm và có thêm “mùa vàng” du lịch.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Để mang đến cho du khách sự hài lòng và những trải nghiệm khó quên, những năm gần đây, chính quyền thị xã Sa Pa đã xây dựng hình ảnh du lịch văn minh và thân thiện bằng cách tạo dựng thói quen tốt, cách làm hay như: tuyên truyền vận động không bán hàng, đeo bám khách du lịch; thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường, giúp địa phương xây dựng hình ảnh du lịch xanh tới du khách.

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Sáng 19/4, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức cuộc họp xem xét, đề nghị việc điều chỉnh Nghị quyết số 06/2021/NQ - HĐND ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025.

Một lần đến Tây Ninh

Một lần đến Tây Ninh

Chúng tôi đặt chân đến Tây Ninh - vùng đất miền Đông Nam Bộ trong một ngày đầy nắng. Từ sân bay, xe đón chúng tôi đi thẳng tới Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Cái nắng hơn 300C khác hẳn với khí hậu se lạnh chỉ hơn 200C của Tây Bắc những ngày cuối tháng 3 khiến chúng tôi chưa kịp thích ứng, có chút ngỡ ngàng.

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng chuẩn quốc tế

Để nâng cao khả năng phục vụ du khách và sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam, việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chuẩn quốc tế đáp ứng những đòi hỏi mới của sự phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, vấn đề chuyên nghiệp hóa trình độ, kỹ năng đội ngũ nhân lực du lịch Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

fb yt zl tw