Cần làm rõ những bất cập tại khu xử lý rác thải ở Bảo Yên

Bài 1: Dân khổ sở vì bị bãi rác tra tấn

LCĐT - Mới đi vào vận hành từ giữa năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 40 tỷ đồng nhưng Khu xử lý rác sinh hoạt huyện Bảo Yên (tại xã Yên Sơn) đã bộc lộ nhiều bất cập. Người dân và chính quyền địa phương đều mong muốn cơ quan chức năng sớm có phương án khắc phục trong quá trình đầu tư xây dựng, hoàn thiện quy trình xử lý rác để đảm bảo ổn định đời sống Nhân dân.

Khu xử lý rác sinh hoạt huyện Bảo Yên được đầu tư xây dựng trong một thung lũng thuộc thôn Mạ 2, xã Yên Sơn. Đường đi vào khu xử lý rác tương đối thuận tiện vì chỉ cách Quốc lộ 279 khoảng 3 km. Việc đầu tư xây dựng khu xử lý rác này được kỳ vọng giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do bãi rác Bảo Yên cũ tại thị trấn Phố Ràng đã quá tải và phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, những ngày qua, hàng trăm hộ dân thôn Mạ 1, Múi 1, Lự 1 (xã Yên Sơn) nằm gần khu xử lý rác mới đưa vào hoạt động khổ sở vì phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường: Mùi hôi thối và ruồi, muỗi tấn công.

Thôn Múi 1 nằm ngay phía dưới Khu xử lý rác sinh hoạt huyện Bảo Yên. Thôn có khoảng 100 nóc nhà. Các hộ dân ở khá thưa, diện tích rừng trồng lớn nên không khí rất thoáng đãng. Tuy nhiên, từ khi khu xử lý rác đi vào hoạt động, người dân phải hứng chịu mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng bay kín.

Anh Triệu Văn Nhất, Trưởng thôn Múi 1 bức xúc nói: Thôn nằm đúng luồng gió thổi từ bãi rác xuống. Vì vậy, những ngày nắng nóng, mùi hôi thối bốc lên theo gió tạt về, khiến nhiều người không chịu nổi, nôn thốc nôn tháo. Có gia đình dọn bữa cơm ra, nhưng không thể nào ngồi ăn được vì mùi hôi và ruồi, muỗi bay đến. Chúng tôi cũng không hiểu vì sao khi đầu tư xây dựng bãi rác này người dân trong thôn lại không được tham gia ý kiến về vị trí.

Ông Phùng Tống Hùng, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Mạ 2, cho biết: Thôn có hơn 30 nhà dân ở gần bãi rác là chịu ảnh hưởng nặng nhất. Mùi hôi thối từ các loại rác sinh hoạt chưa được phân loại và nước thải từ khu vực bãi đổ rác bốc lên thu hút ruồi nhặng bay tứ tung. Không thể chịu được!

Chia sẻ với phóng viên, anh Tạ Đức Quỳnh (thôn Lự 1) cũng không khỏi lo lắng khi khu xử lý rác thải sinh hoạt huyện Bảo Yên được xây dựng ngay trên đầu nguồn suối Lự. Bởi về lâu dài, khi nước bẩn rỉ ra từ bãi rác ngấm xuống đất sẽ ảnh hưởng đến nước ngầm phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân. “Chưa phải chờ lâu vì vừa rồi nước từ bãi rác chảy xuống làm ô nhiễm nguồn nước chảy vào ao đã khiến cá trong ao bị bệnh chết quá nửa, số còn lại còi cọc phải bán rẻ. Đầu năm nay, gia đình tôi đã phải đổ đất lấp ao, chuyển sang trồng cây bởi nguồn nước quá ô nhiễm, không thể nuôi cá”, anh Quỳnh nói.

Những bức xúc của người dân lên đến đỉnh điểm khi những kiến nghị của họ không được chủ đầu tư xây dựng Khu xử lý rác sinh hoạt huyện Bảo Yên và đơn vị vận hành lắng nghe, khắc phục kịp thời. Ngày 10/1, một nhóm người dân đã chặn đường, không cho xe chở rác vào bãi rác tập kết. Để giải quyết việc này, UBND huyện Bảo Yên đã chỉ đạo cơ quan liên quan phối hợp với đơn vị vận hành bãi rác tổ chức cuộc họp đối thoại với người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

Tại cuộc họp, người dân tiếp tục bày tỏ bức xúc khi cho rằng việc quy hoạch hình thành bãi rác dù có thông báo cho người dân nhưng chỉ là thông báo lấy lệ. Các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã không thực sự lắng nghe ý kiến của họ. Người dân cũng đề nghị cơ quan chức năng và công ty vận hành Khu xử lý rác thải sinh hoạt huyện Bảo Yên giải quyết triệt để tình trạng ruồi, muỗi đang hoành hành tại các khu dân cư. Nếu không xử lý được thì người dân sẽ không nhất trí để bãi tập kết rác ở đây hoạt động.

Các hộ dân cũng bày tỏ nghi ngờ về việc Khu xử lý rác thải sinh hoạt huyện Bảo Yên được cơ quan chức năng và doanh nghiệp thông tin là xử lý bằng công nghệ cao với nhiều hạng mục phụ trợ và nước thải ra có thể sử dụng phục vụ sản xuất trong khi thực tế rác thải chỉ được mang đến chôn lấp, nước thải được xử lý bằng hồ lắng, sau đó đẩy ra môi trường (!?).

Theo bà Đoàn Thị Yến, đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường Công nghiệp Hoàng Yến - đơn vị tiếp nhận vận hành Khu xử lý rác thải sinh hoạt huyện Bảo Yên: Khi tiếp nhận vận hành thì đây là bãi rác chôn lấp. Tuy nhiên, do phía người dân chưa hiểu nên đã yêu cầu chúng tôi phải dùng bạt để che phủ. Điều này đã tạo môi trường để ruồi sinh sôi nhiều hơn. Sau đó, cán bộ kỹ thuật của đơn vị đã giải thích việc làm này không đúng với quy trình xử lý rác, nên người dân đã đồng ý để tháo bỏ bạt và thực hiện bằng việc phun thuốc rồi phủ lớp đất mỏng lên khu vực đổ rác. Đối với ý kiến của người dân cho rằng thuốc phun chống ruồi, muỗi gây độc hại, công ty khẳng định thuốc do Bộ Y tế cấp phép nên không độc hại, nhưng sử dụng phải đúng hướng dẫn. Công ty cũng đề nghị địa phương giới thiệu người dân giám sát việc thực hiện quy trình đổ rác, xử lý rác.  

"Để giảm mùi hôi và nguy cơ phát sinh ruồi, muỗi từ bãi rác, đơn vị đã rút ngắn thời gian phủ đất từ 30 ngày theo thực tế lượng rác tập kết; đồng thời mở rộng phạm vi xử lý và cấp thuốc cho các hộ dân gần khu vực bãi rác để tự phun diệt ruồi, muỗi đảm bảo vệ sinh môi trường" - bà Yến cho biết thêm.

Trước những bức xúc của người dân xung quanh vấn đề vị trí xây dựng Khu xử lý rác thải sinh hoạt huyện Bảo Yên và quy trình xử lý rác chưa khoa học…, ông Vương Khánh Trình, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bảo Yên cho biết: Trước khi triển khai dự án, việc khảo sát đã được tổ chức với sự tham gia của đầy đủ các cấp, các ngành theo quy định và có đủ biên bản, hồ sơ pháp lý. Khi xây dựng, cơ quan chức năng, chủ đầu tư cũng đã thông báo theo quy định và người dân phải tới UBND xã để nắm bắt, chứ không thể tới từng nhà để thông báo (?).

Hiện nay, để khắc phục tình trạng hôi thối và ruồi, muỗi phát sinh, Phòng  Kinh tế - Hạ tầng đã phối hợp với UBND xã Yên Sơn lập tổ giám sát cộng đồng để thực hiện giám sát hoạt động vận chuyển, chôn lấp và xử lý rác của Công ty TNHH MTV Môi trường Công nghiệp Hoàng Yến. Doanh nghiệp vận hành bãi rác cũng đã tăng cường phun thuốc khử trùng và cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường khu dân cư lân cận.

Tại thời điểm phóng viên và đại diện chính quyền xã Yên Sơn đến khảo sát ở Khu xử lý rác thải sinh hoạt huyện Bảo Yên, người dân vẫn rất bức xúc và có nhiều ý kiến đề nghị cơ quan chức năng và chủ đầu tư làm rõ những bất cập, thiếu sót khi triển khai xây dựng các hạng mục của dự án này.

Bài cuối: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Lời cảm ơn gửi từ tâm lũ

Cơn bão số 3 đi qua cùng với hoàn lưu của bão đã càn quét nhiều bản làng, cướp đi sinh mạng của bao người dân nghèo vùng cao, vùng dân tộc thiểu số trong đó có tỉnh Lào Cai. Nhưng chính trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt và đau thương ấy, chúng ta nhìn thấy tình người lắng đọng đến với tâm lũ và được gửi từ tâm lũ. 

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Ngược xuôi những chuyến hàng cứu trợ vùng thiên tai

Sáng sớm, trụ sở UBND xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) đã tất bật những chuyến xe vào - ra. Từ nguồn hàng được hỗ trợ, lực lượng chức năng với khoảng 60 người gồm cán bộ xã, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở xếp hàng lên xe máy để đi tiếp viện cho các thôn, xóm đang bị chia cắt, cô lập do sạt lở đất. 

Tang thương bản làng dưới chân núi Con Voi

Tang thương bản làng dưới chân núi Con Voi

Tai họa ập đến khi những đứa trẻ nhỏ ngủ chưa tròn giấc, những người lớn chưa kịp ra đồng, những người già đang mong trời tạnh ráo để giúp con cháu dọn dẹp nhà cửa... Ngay cả những người bi quan nhất cũng chẳng thể ngờ bản làng nhỏ bé định cư lâu đời, thuận hòa với thiên nhiên dưới chân núi Con Voi hùng vĩ lại một ngày phải hứng chịu cơn đại hồng thủy. Làng Nủ hôm nay chìm trong đau thương. Nghe tin dữ, chúng tôi như rụng rời chân tay.

Bài cuối: Bài học thực tiễn từ cơ sở

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài cuối: Bài học thực tiễn từ cơ sở

Thành công đạt được và hạn chế trong công tác sắp xếp cán bộ, công chức gắn với tổ chức bộ máy cho thấy cần có chính sách đặc thù để lựa chọn được đội ngũ có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc đồng thời làm công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ trong diện phải tinh giản.

Bài 2: Vẫn còn những khó khăn

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 2: Vẫn còn những khó khăn

Năm 2021, khi triển khai sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021, toàn tỉnh có 270 cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã dôi dư. Sau gần 5 năm sắp xếp, các địa phương đã giải quyết nghỉ hưu 8 người, tinh giản biên chế 132 người, chuyển công chức cấp huyện 10 người, bố trí sắp xếp vị trí công tác khác 104 người.

Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán bộ

Thực trạng sắp xếp nhân sự dôi dư sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Bài 1: Đợt sàng lọc, lựa chọn cán bộ

Thực hiện Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, toàn tỉnh đã giảm được 12 đơn vị hành chính cấp xã; số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư là 270 người. Tỉnh Lào Cai đã xây dựng lộ trình đến hết năm 2024 sẽ bố trí xong; tuy nhiên, hạn chót đã đến gần nhưng việc sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư vẫn còn những khó khăn nhất định.

Khúc hoan ca miền núi đá

Khúc hoan ca miền núi đá

Mường Khương, "vùng đất thép" trên dọc dải biên cương phía Bắc của Tổ quốc. Ở nơi mà đá núi nhiều hơn đất, giữa cộng đồng 23 dân tộc cùng sinh sống, có một tộc người đặc biệt và chỉ có duy nhất ở xứ Mường: Người Pa Dí! Một tộc người với số dân ít ỏi và đến sau rất lâu trong hành trình lập bản ở xứ Mường, nhưng từ sự đoàn kết và cần cù, họ trở thành một trong những chủ nhân của vùng đất khó, viết lên khúc hoan ca đầy hào sảng, sáng tươi về đất và người ở miền núi cao đá nhọn Mường Khương.

Giấc mơ Nậm Chăm

Giấc mơ Nậm Chăm

Nậm Chăm là thôn xa và khó khăn nhất xã Nậm Lúc (Bắc Hà) với 100% là đồng bào dân tộc Mông. Trước đây cả thôn hầu hết là hộ nghèo, nhờ được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước, cùng nỗ lực vượt khó của bà con, đến nay đời sống của nhiều hộ đã được cải thiện.

Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Thống Nhất: Phát hiện dấu hiệu bị “rút ruột”

Đó là công trình cấp nước sinh hoạt thôn Chang - thôn Muồng (Chang - Muồng), xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai, do Công ty TNHH Một thành viên xây dựng Ngọc Hưng trúng thầu thi công theo hợp đồng trọn gói, Chủ đầu tư công trình là UBND xã Thống Nhất, tổng giá trị theo hợp đồng hai bên ký là 3.995.640.000 đồng (viết tròn là 3 tỷ 995 triệu đồng).

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Sắc mới Sao Cô Sỉn

Tuyến đường bê tông nối từ Tỉnh lộ 154 như dải lụa xuyên qua nương ngô trải dài đang mùa thu hoạch, rồi “chạy” ven rừng sa mộc vươn cao thẳng tắp giữa làn sương mỏng khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng như lạc vào trời Âu. Thấp thoáng bên đại ngàn là nhà xây cao tầng xen lẫn là những căn nhà truyền thống của người Mông. Sao Cô Sỉn bây giờ đẹp như vậy nhưng quay lại khoảng 15 năm trước, câu chuyện về mảnh đất này hoàn toàn khác.

Lịch sử hình thành tỉnh Lào Cai

Lịch sử hình thành tỉnh Lào Cai

Lào Cai thành lập ngày 12/7/1907 nhưng bối cảnh thành lập tỉnh Lào Cai như thế nào? Vì sao tỉnh dân sự Lào Cai lại thành lập muộn so với một số tỉnh trong vùng? Các đơn vị hành chính Lào Cai khi mới thành lập bao gồm những châu, huyện nào?...

Khẳng định vị thế “Sông đầu nguồn - núi tuyệt đỉnh”

Kỷ niệm 117 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai (12/7/1907 - 12/7/2024): Khẳng định vị thế “Sông đầu nguồn - núi tuyệt đỉnh”

Tháng 7 về, dòng sông Hồng thêm đậm sắc phù sa soi bóng thành phố trẻ Lào Cai đẹp dung dị, 117 năm chứng kiến biết bao sự đổi thay của vùng đất biên cương. Từ vùng đất hồng hoang nơi biên ải, Lào Cai hôm nay đã có diện mạo mới khang trang, to đẹp; phố phường, làng bản rực màu cờ đỏ sao vàng như nhân thêm niềm vui vị thế mới.

Bài cuối: Viết tiếp giấc mơ trên non ngàn

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài cuối: Viết tiếp giấc mơ trên non ngàn

Trong tập truyện ký “Những người đi gieo hạt chữ” của Nhà giáo Ưu tú Cao Văn Tư, người gắn bó sâu nặng với ngành giáo dục Lào Cai từ những ngày gian khó có viết: “Thày đi dạy chữ bản xa/Vó câu lững thững rừng già suối reo/Chim kêu vượn hót lưng đèo/Thương đàn em nhỏ bản nghèo ngẩn ngơ”.

Bài 3: “Cõng” ánh sáng lên “rừng vầu đắng”

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài 3: “Cõng” ánh sáng lên “rừng vầu đắng”

Anh Chảo Ông Chẳn, sinh năm 1989 ở Phìn Hồ - thôn xa nhất, cao nhất của xã Tả Phời (thành phố Lào Cai). Như “hạt mầm” nảy nơi vùng đất khó, Chảo Ông Chẳn luôn hy vọng ngày mai của đồng bào ở Tả Phời, trong đó có mình, sẽ tươi sáng hơn. Nghĩ vậy, Chảo Ông Chẳn quyết tâm trở thành thầy giáo để mang ánh sáng về cho dân bản, lấy con chữ “mở đường” xuống núi.

Bài 2: Người lái đò ở “Trường Sa cạn”

Người đi “gieo hạt chữ”: Bài 2: Người lái đò ở “Trường Sa cạn”

Trong biết bao con đường ở dải đất nghèo Dìn Chin (huyện Mường Khương), có lẽ không có nơi nào mà cô giáo Nguyễn Thị Uyến chưa đặt chân đến. Hành trình từ một cô gái trẻ ở miền xuôi lên vùng cao đến khi đã dành trọn nửa cuộc đời để “gieo chữ” cho học sinh ở miền "đất khát” là một chặng đường đầy gian khó mà cũng vô cùng ý nghĩa.

fbytzltw