WHO khuyến nghị tiêm vaccine Pfizer giảm liều lượng cho trẻ dưới 12 tuổi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 21/1, khuyến nghị sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer với liều lượng 10 microgram để tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, thay vì liều lượng 30 microgram đang được dùng cho người từ 12 tuổi trở lên hiện nay.

WHO khuyến nghị tiêm vaccine Pfizer giảm liều lượng cho trẻ dưới 12 tuổi ảnh 1
Tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech cho trẻ em dưới 12 tuổi ở New York, Mỹ ngày 4/11/2021. (Ảnh: Reuters)

Khuyến nghị trên được WHO đưa ra sau khi Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) tổ chức một cuộc họp giữa tuần qua để đánh giá loại vaccine này.

Vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech đã được cấp phép sử dụng cho nhóm tuổi 5-11 ở một số quốc gia trên thế giới gồm Mỹ, Canada, Israel, và trong Liên minh châu Âu (EU).

Theo bà Kate O'Brien, Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, không có mối lo ngại nào về an toàn khi tiêm vaccine của Pfizer cho nhóm tuổi trên.

Các chuyên gia của SAGE cũng khuyến nghị liều vaccine Pfizer tăng cường chỉ áp dụng đối với một số nhóm ưu tiên nhất định, đồng thời không tán thành việc sử dụng loại vaccine này cho mọi lứa tuổi mà không có sự kiểm soát.

“Đơn giản chỉ là chúng tôi chưa thấy bằng chứng về sự cần thiết cũng như bằng chứng về hiệu quả của mũi tiêm tăng cường ở trẻ dưới 12 tuổi”, bà O’Brien cho hay.

Theo khuyến cáo của SAGE, liều tăng cường của vaccine Pfizer nên được tiêm 4 đến 6 tháng sau khi hoàn thành 2 mũi tiêm tiêu chuẩn ở các nhóm ưu tiên cao như người cao tuổi và nhân viên y tế.

Các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng từ trung bình đến cao nên ưu tiên vaccine có sẵn để phủ liều tăng cường ở những nhóm có nguy cơ cao trước khi sử dụng chúng cho các nhóm có nguy cơ thấp hơn.

“Việc tăng tỷ lệ bao phủ liều tăng cường ở các nhóm nguy cơ cao sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và tử vong nhiều hơn là sử dụng chúng để tăng tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cơ bản”, Chủ tịch SAGE Alejandro Cravioto nhấn mạnh.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw