Theo lộ trình, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đấu giá tần số 5G vào tháng 11/2023 và cấp tần số thương mại 5G vào cuối năm 2023. Các doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ triển khai thương mại chính thức vào năm 2024. Thông tin này, được Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long chia sẻ tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Để triển khai thương mại hoá 5G, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành đấu giá tần số theo quy định. Theo kế hoạch, Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông, đã triển khai công tác tổ chức xác định mức thu cơ sở đối với các băng tần các băng tần 700 MHz (703-733 MHz và 758-788 MHz), 2600 MHz (2500-2600 MHz), 3700 MHz (3560-4000 MHz); xây dựng yêu cầu triển khai mạng viễn thông đối với doanh nghiệp tham gia đấu giá các băng tần 700/2600/3700 MHz.
Cùng với đó là xây dựng phương án tổ chức đấu giá để chuẩn bị cho việc tổ chức đấu giá các băng tần cho mạng 4G/5G vào tháng 11/2023.
Sau khi đấu giá các băng tần cho 4G/5G, các doanh nghiệp trúng đấu giá sẽ được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép sử dụng băng tần để triển khai mạng 5G thương mại, dự kiến vào năm 2024.
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, việc thương mại hóa 5G sẽ được thực hiện theo nguyên tắc phát triển hạ tầng viễn thông đi trước một bước, là nền tảng từng bước phát triển các ứng dụng, dịch vụ 5G, nâng cao nhu cầu của thị trường, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
"Việc thương mại hóa mạng 5G dựa trên cơ sở đấu giá và cấp phép băng tần triển khai 5G và cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho các doanh nghiệp. Lộ trình thương mại hóa 5G diện rộng chỉ được xác định khi đấu giá tần số 5G thành công".
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn Thông
Hiện nay, thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G đã rẻ hơn và trở nên phổ biến hơn so với 2-3 năm trước. Ngày 28/8/2023, Bộ đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện thương mại hóa 5G, trong đó đã giao nhiệm vụ với các mốc thời gian cụ thể cho các đơn vị để tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số, cấp giấy phép cho các doanh nghiệp trúng đấu giá vào cuối năm 2023 và các nhà mạng đủ điều kiện sẽ khai trương thương mại trong năm 2024.
Trước đó, Bộ đã cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ 5G cho 3 nhà mạng là Viettel, VNPT và MobiFone thử nghiệm tại 59 tỉnh thành phố trên cả nước. Hiện tại, các doanh nghiệp đã triển khai trên thực tế hơn 800 trạm ở các tỉnh được cấp phép với khoảng 2,8 triệu thuê bao đang sử dụng dịch vụ thử nghiệm.
Trong bối cảnh các thủ đoạn giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch, đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển, Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai đã mạnh dạn đổi mới, áp dụng công nghệ vào công tác quản lý môi trường. Nhờ đó, không chỉ nâng cao hiệu quả vận hành mà còn góp phần cải thiện chất lượng môi trường đô thị, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Hỏi: Công nghệ Blockchain gần đây được nhắc đến như một yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa hiểu rõ về công nghệ này. Vậy Blockchain là gì và nó hoạt động ra sao?
Chiều 28/3, tại trụ sở UBND tỉnh đã diễn ra cuộc họp nghe báo cáo điều chỉnh danh mục dự án công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm 2025 tỉnh Lào Cai. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Khi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính thức có hiệu lực sẽ có thêm nhiều công cụ để có thể bảo vệ tốt quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Tiếp nối tư tưởng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng gần 80 năm trước, Việt Nam chính thức đưa vào vận hành nền tảng “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập tri thức số cho toàn dân.
Tại Lào Cai, nhiều trường mầm non đã tích cực triển khai các phương pháp giảng dạy hiện đại giúp trẻ tiếp cận tri thức một cách sinh động, hấp dẫn, đồng thời hình thành những kỹ năng quan trọng trong thời đại số.
Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số trong bối cảnh hiện nay; việc tích hợp các công nghệ hiện đại không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn cải thiện chất lượng phục vụ nhân dân.
Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".
Nhờ tích cực đưa chuyển đổi số vào sản xuất lúa, Việt Nam ngày càng có nhiều sản phẩm gạo đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị lúa gạo, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Việc chuyển đổi số trong quản lý vận hành các trạm biến áp tại PC Lào Cai không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc, tối ưu hóa chi phí mà còn góp phần đảm bảo vận hành an toàn, ổn định lưới điện.
Thời gian qua, ngành du lịch Lào Cai đã và đang đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số nhằm quản lý, khai thác hiệu quả dữ liệu, tối ưu hóa chất lượng trải nghiệm cho du khách.
Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng hiện tại, thể chế vẫn đang là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", nhưng với các cải cách mạnh mẽ, thể chế có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh.
Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.
Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.
Khoa học, công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, có tầm ảnh hưởng, thậm chí quyết định đến sự phát triển của mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.