Việt Nam là thị trường nhập khẩu nông sản hàng đầu của Argentina

Việt Nam là nước nhập khẩu ngô và bột đậu tương làm thức ăn chăn nuôi với khối lượng lớn nhất (5,3 triệu tấn), cao hơn Trung Quốc (4,6 triệu tấn).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ảnh minh họa.

Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp, Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu nông sản lớn nhất của Argentina tính về khối lượng. Trong trao đổi thương mại, Brazil là đối tác số một của Argentina, tiếp đến là Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 7.

Tờ Infobae và trang điện tử Acercando Naciones của Argentina dẫn nguồn tin Sàn giao dịch Thương mại Rosario - sàn giao dịch ngũ cốc quan trọng nhất của Argentina - cho biết năm ngoái, Việt Nam là nước nhập khẩu ngô và bột đậu tương làm thức ăn chăn nuôi với khối lượng lớn nhất (5,3 triệu tấn), cao hơn Trung Quốc (4,6 triệu tấn). Kim ngạch nhập khẩu bột đậu tương Argentina của Việt Nam đạt 1,2 tỷ USD và ngô đạt 800 triệu USD.

Cũng theo nguồn tin trên, tại châu Á, Malaysia nhập khẩu 3,3 triệu tấn ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc chế biến của Argentina, tiếp đến là Hàn Quốc (2,9 triệu tấn) và Indonesia (2 triệu tấn).

Năm ngoái, nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latinh xuất khẩu gần triệu 56 tấn ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc, giảm hơn triệu 37 tấn so với năm 2022 (giảm 40%) và là sản lượng thấp nhất từ năm 2009 do ảnh hưởng của hạn hán nghiêm trọng.

Tờ Infobae Argentina đưa tin Việt Nam thị trường nhập khẩu nông sản số một của nước này.

Năm 2019, sản lượng xuất khẩu ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc của Argentina đạt mức kỷ lục với 100,5 triệu tấn.

Khoảng 50% khối lượng ngũ cốc, sản phẩm ngũ cốc chế biến và dầu chế biến từ hạt xuất khẩu của Argentina được bán sang các quốc gia châu Á, tiếp đến là thị trường châu Mỹ, chiếm 24%, châu Âu (12%) và châu Phi (12%).

Sản lượng ngũ cốc vụ mùa 2022-2023 của Argentina chỉ đạt 83,4 triệu tấn, giảm 38%. Vụ mùa năm nay, nhờ điều kiện khí hậu thuận lợi, mưa nhiều, Argentina dự kiến sản lượng ngũ cốc vụ mùa 2023-2024, sẽ tăng, trong đó ngô có thể đạt mức kỷ lục với 59 triệu tấn, đỗ tương hơn 52 triệu tấn, lúa mỳ 15,5 triệu tấn. Argentina là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu đậu tương, ngô và lúa mì hàng đầu thế giới.

VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Trải qua vô số thăng trầm và biến thiên của lịch sử, vàng vẫn có những lợi thế như là một công cụ phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy, hiếm và hữu hạn cũng như có mối tương quan tương đối thấp với các tài sản khác.

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Trước thông tin này, nhiều cán bộ, công chức, viên chức rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, lương chưa tăng nhưng giá các mặt hàng thiết yếu đã có xu hướng tăng.

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 30%; lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Đợt cải cách tiền lương này được rất nhiều công chức, viên chức, người nghỉ hưu trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi sát tình hình, tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ “kỳ nghỉ du lịch”, trên cơ sở đó kiến nghị Chính phủ các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Quỹ điều tiết can thiệp hành chính và làm méo mó thị trường. Ngay chính mục tiêu ổn định giá, thì nhiều thời điểm cũng không đạt được. Khi giá thế giới tăng cao quá, có thời điểm quỹ được xả rất lớn, giữ cho giá trong nước thấp. Thế nhưng giá xăng dầu giảm thì giá trong nước lại giảm rất ít.

fb yt zl tw