Vết chân "người khổng lồ" dưới chân núi Bá Muông

LCĐT - Cách đây hàng nghìn năm, ở xã Võ Lao (Văn Bàn) bỗng xuất hiện một vết chân nằm án ngữ trên một mỏm đá to, mà theo người dân nơi đây đó chính là vết chân “người khổng lồ”. Trải qua bao biến động của lịch sử và thiên nhiên, đến giờ vết chân “người khổng lồ” vẫn còn nguyên vẹn và chứa đựng trong đó nhiều điều bí ẩn không ai có thể giải mã được.

Bí ẩn vết chân “người khổng lồ”

Trước những lời đồn đại của người dân xã Võ Lao về vết chân “người khổng lồ”, chúng tôi quyết định thượng sơn để “mục sở thị”. Ngược suối Nậm Mả lên thượng nguồn, ông Lương Xuân Phẩu, Phó Bí thư Đảng ủy xã Võ Lao dẫn chúng tôi đi quanh hai bên bờ suối. Đúng như người dân nơi dây kể, dòng suối Nậm Mả nước trong vắt, chảy hiền hòa, xa xa là đỉnh núi Bá Muông - nơi thượng nguồn của dòng suối. Men theo tuyến đường mòn của người dân đi nương, chúng tôi gặp anh Vàng A Cơ, Trưởng thôn Tăng Chú, xã Nậm Mả. Biết chúng tôi đang lên “mục sở thị” vết chân “người khổng lồ”, anh Cơ hồ hởi khoe: Vết chân to lắm, to như cái bể nước, 2 người nằm vào đó vẫn được. Nhà chỉ cách vết chân “người khổng lồ” khoảng 200 m, ngày nào anh và mấy đứa con của mình cũng xuống dưới dòng suối nơi có vết chân khổng lồ để gánh nước về sinh hoạt, nên anh Cơ là người hiểu tường tận về vết chân kỳ lạ này.

Hình vết chân.
Hình vết chân.

Theo quan sát của tôi, vết chân “người khổng lồ” in dấu hình bàn chân bên phải, nhìn kỹ giống như một chiếc giày to lớn. Vết chân “người khổng lồ” có kích thước dài hơn 2 m, nơi rộng nhất ở giữa bàn chân là 0,8 m, gót chân rộng 0,5 m. Vết chân nằm trên một tảng đá lớn, hướng mũi chân về phía Tây, bao quanh vết chân một bên là núi, một bên là suối. Để đi đến vết chân không quá khó, cánh rừng già trước kia giờ đã bị đốn hạ để hơn 40 hộ dân của thôn Tăng Chú làm ruộng bậc thang. Vì vậy, chỉ cần đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy rõ ràng quần thể đá nơi có vết chân “người khổng lồ” đi qua.

Anh Vàng A Cơ chỉ tay vào vết chân và tin rằng, vết chân này đích thực là vết chân của người thực sự to lớn. Không chỉ anh Cơ tin đây là vết chân “người khổng lồ”, mà hàng trăm người dân ở hai xã Võ Lao, Nậm Mả đời này qua đời khác đều tin như vậy.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người hoài nghi về chuyện vết chân “người khổng lồ” được in dấu ở địa phận giữa hai xã Nậm Mả và Võ Lao. Mặc dù đã nhiều lần xem đi, xem lại vết chân đến mỏi cả mắt, nhưng ông Lương Xuân Phẩu vẫn không tin có chuyện người khổng lồ đã từng xuất hiện tại nơi đây. Ông Phẩu cho rằng: Vết chân này có thể do một người hay một nhóm người đi rừng dùng đục làm nên, cũng có thể là do tự nhiên mà có, “vì hòn đá nơi in dấu vết chân nằm cạnh dòng suối, qua bao nhiêu thời gian do nước bào mòn, nên có hình như vậy” - ông Phẩu cho hay.

Đặc biệt, theo tìm hiểu của chúng tôi, vết chân “người khổng lồ” không chỉ in dấu ở Võ Lao mà còn có nhiều vết chân có cùng kích cỡ nằm rải rác ở các xã Phú Nhuận (Bảo Thắng), Văn Sơn và Hòa Mạc (Văn Bàn). Những vết chân này được các cụ cao niên địa phương phát hiện trong khi đi rừng, hiện nay rất ít cụ còn sống, một số cụ còn sống thì tuổi đã cao, sức yếu, nên chỉ có thể “vặt” lại trí nhớ để kể cho các thế hệ con, cháu nghe. Trong số các vết chân còn lại, vết chân “người khổng lồ” ở xã Hòa Mạc được nhiều người biết đến nhất. Theo một số người dân nơi đây cho hay, vết chân có hình dáng giống như một chiếc giày trái, dài khoảng 2 m và rộng gần 1 m, cùng hướng về phía Tây, rất khớp với vết chân ở Võ Lao. Tuy nhiên, do vết chân ở Hòa Mạc trong quá trình mở đường đã bị xóa hết dấu tích, nên khó có thể chứng minh nó là thật.

Và những giai thoại

Ở Võ Lao, bất kỳ người già, hay trẻ con, ai cũng biết có một vết chân “người khổng lồ” dưới chân núi Bá Muông. Tuy nhiên, để trực tiếp tận mắt chứng kiến thì không phải ai cũng có cơ may. Theo các cụ cao niên ở đây, vết chân “người khổng lồ” không chỉ kỳ bí, mà xung quanh vết chân đó có nhiều câu chuyện kỳ lạ hư hư, thực thực không thể giải thích được. Một trong những câu chuyện kỳ lạ là vết chân đó luôn có sự túc trực, canh giữ của cặp đôi mãnh hổ - mãng xà, không ai được tự tiện tới gần, nếu muốn vào xem thì dân làng phải làm lễ.

Tương truyền, xưa kia ở vùng đất Văn Bàn xuất hiện một vị thần (người dân địa phương gọi là thần Tạo Lộc) cao lớn. Cứ đến dịp người dân vào vụ gieo cấy lúa, thần Tạo Lộc lại xuất hiện để giúp đỡ họ vận chuyển cây mạ từ vùng đất Than Uyên (Lai Châu) sang Văn Bàn. Ở cánh đồng Võ Lao hồi đó, do hạn hán kéo dài, nên không đủ nước tưới tiêu, nhân dân khắp vùng bàn nhau làm lễ xin vị thần Tạo Lộc phá núi để dẫn nước từ Hòa Mạc sang. Vị thần này đã đồng ý và yêu cầu nhân dân Võ Lao mổ 10 con lợn đực, xôi 10 bát cơm nếp để thần Tạo Lộc ăn. Tuy nhiên, do không có đủ 10 con lợn đực, người dân “bí mật” mổ thêm một con lợn nái để làm đủ lễ, thần Tạo Lộc ăn xong, tự nhiên thấy bủn rủn chân tay do ăn phải thịt lợn nái. Biết được chuyện người dân lừa mình, thần Tạo Lộc rất tức giận, không những không phá núi để làm khe dẫn nước, ngược lại, vị thần này còn đắp chặn hết các khe để nước không bao giờ chảy từ Hòa Mạc sang Võ Lao và từ đó biến mất không ai còn nhìn thấy vị thần này nữa. Cũng từ đó, ở Võ Lao và Hòa Mạc xuất hiện hai vết chân và người dân tin rằng, đó là vết chân của thần Tạo Lộc lúc tức giận đã dẫm nát tạo nên.

Ông Hà Đình Viên, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Võ Lao tâm sự: Hồi còn bé, tôi được các cụ trong làng kể lại, ở nơi vết chân đó luôn có con mãnh hổ và mãng xà canh giữ không cho bất kỳ ai tới gần vết chân của thần Tạo Lộc. Chính vì thế, người dân không ai dám đến đây để xem và họ chỉ nghe các bậc cao niên kể lại mà thôi.

Ông Hà Đình Viên (bên trái) kể về vết chân người khổng lồ.
Ông Hà Đình Viên (bên trái) kể về vết chân người khổng lồ.

Không chỉ vậy, tại nơi xuất hiện vết chân, nước của dòng suối Nậm Mả tự nhiên trong vắt và không bao giờ cạn, ở dưới dòng suối có rất nhiều loài cá sinh sống và hằng ngày bơi lượn quanh hòn đá - nơi có vết chân in dấu. Hiện nay, dòng suối Nậm Mả là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu cho người dân 3 xã: Nậm Mả, Võ Lao và Văn Sơn. Do đó, người dân ở đây cho rằng, vết chân “người khổng lồ” là dấu chân của thần Tạo Lộc, đã cho họ nước uống, cho những mùa màng bội thu và đặc biệt đã âm thầm bảo vệ cuộc sống của họ.

Thực hư về vết chân của “người khổng lồ” đến nay vẫn là một dấu hỏi lớn cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, tại nơi vết chân còn có rất nhiều điều bí ẩn cần có thời gian tìm hiểu và giải mã. Qua những giai thoại thêu dệt của người dân địa phương, họ tin và mặc nhiên công nhận đó là vết chân của “người khổng lồ”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Những kết quả khởi sắc của ngành du lịch trong những tháng đầu năm 2025, cùng với việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số đã và đang tạo đà cho du lịch Việt Nam bứt phá. 

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ghi nhận các điểm du lịch trên cả nước đón lượng khách đông, nhiều nơi kín khách đặt phòng. Các điểm du lịch ven biển như: Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Vũng Tàu (Bà Rịa = Vũng Tàu)… ghi nhận lượng khách “bùng nổ” cùng nhiều hoạt động sôi động.

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Bên cạnh khu trung tâm thành phố hay thị xã, thị trấn sầm uất thì những bản làng yên bình với thiên nhiên trong lành và nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc như: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn (Sa Pa) hay Y Tý (Bát Xát) cũng là lựa chọn lý tưởng dành cho du khách.

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

Dịp lễ này, du khách hãy đến Bắc Hà - nơi mỗi bước chân là một trải nghiệm khó quên. Du  khách có thể ghé thăm dinh thự Hoàng A Tưởng trăm năm tuổi, rảo bước giữa chợ phiên rực rỡ sắc màu, đắm mình trong vườn hồng km7 lãng mạn, trại rau quả xanh mát và những bản làng dân tộc Mông, Dao đậm đà bản sắc. Bắc Hà không chỉ là chuyến đi, mà là hành trình đánh thức cảm xúc, lưu dấu kỷ niệm và truyền cảm hứng từ thiên nhiên thuần khiết cùng con người mến khách vùng cao.

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (30/4 - 4/5), đây là dịp lý tưởng để du khách lựa chọn các chuyến du lịch nước ngoài ngắn ngày. Tại Lào Cai, hoạt động du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các tour du lịch quốc tế, đặc biệt là đến Trung Quốc đang thu hút đông du khách.

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, du khách bốn phương có nhiều lựa chọn khi đến với mảnh đất biên giới Lào Cai, trong đó, trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà để lại ấn tượng đẹp với du khách. Đặc biệt, ngay từ đầu mùa hè, nhiều du khách đã đến Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà để tận tay hái và thưởng thức những quả thơm ngon.

Khai mạc Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Khai mạc Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 29/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Sa Pa tổ chức khai mạc Lễ hội mùa hè với chủ đề: “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”. Đây là 1 trong 5 lễ hội thường niên và là sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng mang bản sắc, thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw