Vaccine ngừa ung thư da của Moderna và Merck cho kết quả khả quan

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã chứng minh tiềm năng của mRNA trong cuộc thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở khối u hắc tố.

Ngày 13/12, các hãng dược phẩm Moderna và Merck đã công bố kết quả thử nghiệm khả quan đối với vaccine ngừa ung thư da lần đầu tiên sử dụng công nghệ RNA thông tin (mRNA).             

Trong cuộc thử nghiệm sơ bộ, 150 bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ khối u hắc tố ác tính được tiêm tới 9 liều vaccine chống ung thư da đang trong giai đoạn thử nghiệm, kết hợp với sử dụng thuốc điều trị ung thư da Keytruda. Kết quả cho thấy nguy cơ tử vong hoặc tái phát bệnh đã giảm 44% so với những bệnh nhân chỉ được điều trị bằng Keytruda, một loại thuốc trị liệu miễn dịch.           

Giám đốc điều hành Moderna, Stephane Bancel đánh giá đây là kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực điều trị ung thư. Công nghệ mRNA đã mang lại sự thay đổi lớn trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và giờ đây, lần đầu tiên các nhà khoa học đã chứng minh tiềm năng của mRNA trong cuộc thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở khối u hắc tố.

Hai hãng dược phẩm Moderna và Merck sẽ sớm công bố toàn bộ kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn chưa được giới chuyên môn đồng kiểm chứng. Hai hãng cũng sẽ triển khai thử nghiệm giai đoạn 3 vào năm 2023, với số lượng bệnh nhân tham gia thử nghiệm nhiều hơn.     

Theo tuyên bố của hãng Moderna, vaccine phòng chống ung thư hắc tố được thiết kế nhằm "kích thích hệ thống miễn dịch để bệnh nhân có thể tạo ra phản ứng chống khối u phù hợp cụ thể với dấu hiệu đột biến ung thư của họ". Theo Moderna, ung thư hắc tố là dạng ung thư da nghiêm trọng nhất và gần 325.000 ca mắc mới đã được chẩn đoán trong năm 2020. Khoảng 8.000 người có nguy cơ tử vong vì căn bệnh này trong năm nay.           

Công nghệ mRNA đã chứng tỏ tầm quan trọng trong việc phát triển vaccine phòng chống COVID-19 và các nhà khoa học từ lâu tin rằng công nghệ này có thể giúp chống lại các virus và bệnh khác như ung thư. mRNA là một phân tử bên trong các tế bào mang các hướng dẫn để hình thành các protein. Các nhà khoa học có thể thiết kế chúng để tạo ra một loại protein đặc biệt trong cơ thể có thể giúp chống lại virus và các bệnh khác. Moderna và hãng dược Pfizer-BioNTech là những hãng đầu tiên sử dụng công nghệ này để sản xuất vaccine phòng COVID-19.     

Hồi tháng 10, Moderna và Merck đã đồng ý cùng phát triển vaccine phòng ung thư da, theo đó, hai hãng sẽ cùng chia sẻ chi phí và lợi nhuận.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw