Thanh Hóa: Khởi công dự án Nhà máy dệt may tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng

Ngày 25/5, Tập đoàn Nam Ích (Công ty TNHH South Asia Knitwear Limited - HongKong South Aisia Group) đã phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Hưng tổ chức lễ động thổ dự án Nhà máy dệt may Nam Ích Thái Thắng, vị trí tại Lô CN-01, cụm công nghiệp Thái Thắng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Toàn cảnh lễ khởi công.

Toàn cảnh lễ khởi công.

Theo đó, dự án Nhà máy dệt may Nam Ích Thái Thắng được xây dựng trên tổng diện tích là hơn 8ha, với tổng mức đầu tư là 1.090 tỷ đồng với mục tiêu sản xuất các sản phẩm dệt len, may mặc chất lượng cao phục vụ thị trường Việt Nam và xuất khẩu.

Nhà máy được đầu tư xây dựng với quy mô 3 xưởng dệt 1 tầng, 3 xưởng dệt 2 tầng (tổng diện tích 3,3ha; khu xưởng may với 2 xưởng may 1 tầng, 2 xưởng may 2 tầng (tổng diện tích hơn 2,2ha); ngoài ra còn một số hạng mục khác như nhà nghỉ ca, ký túc, nhà văn phòng…

Nhà máy sẽ tạo cơ hội việc làm ổn định cho hơn 5.000 lao động, đóng góp cho địa phương thông qua thuế và các chính sách phúc lợi xã hội; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương và khu vực lân cận.

Đại diện Tập đoàn Nam Ích - Chủ đầu tư dự án phát biểu tại buổi lễ.

Đại diện Tập đoàn Nam Ích - Chủ đầu tư dự án phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện Tập đoàn Nam Ích cho biết, Tập đoàn được thành lập từ năm 1963 tại Hong Kong (Trung Quốc), đến năm 1981 bắt đầu mở rộng đầu tư tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam với quyết tâm đưa thương hiệu sản xuất áo len của Tập đoàn ở vị trí hàng đầu thế giới.

Tại Thanh Hóa, Tập đoàn Nam Ích đã chính thức đưa nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động vào năm 2018 tại Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc Ga, phường Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa với quy mô công nhân lên đến 1.400 người. Nhà máy thứ 2 đi vào hoạt động năm 2020 tại Khu phố Trung Chính, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân với quy mô 2.000 công nhân.

Nhà máy dệt may Nam Ích Thái Thắng được xây dựng trong Cụm công nghiệp Thái Thắng, huyện Hoằng Hóa là nhà máy thứ 3, sẽ được thi công bởi Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Hưng, dự kiến đến tháng 1-2025 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.

Nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội việc làm ổn định cho hơn 5.000 lao động của địa phương.

Nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo cơ hội việc làm ổn định cho hơn 5.000 lao động của địa phương.

Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo huyện Hoằng Hóa đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu tập trung thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng nhà máy. Đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ pháp luật quy định để chủ đầu tư, nhà thầu triển khai thi công, sớm đưa dự án vào hoạt động.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cây cầu xuống cấp "chờ" sửa chữa

Những cây cầu xuống cấp "chờ" sửa chữa

Theo rà soát thống kê ban đầu của Sở Giao thông vận tải, hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều cầu và ngầm tràn trên các tuyến đường liên xã, liên thôn, tỉnh lộ đang xuống cấp cần được sớm đầu tư sửa chữa hoặc xây dựng mới để đảm bảo phương tiện lưu thông và an toàn cho người dân, nhất là trong mùa mưa bão.

Cần đảm bảo an toàn giao thông tuyến đường nối Quốc lộ 4E đi xã Trì Quang

Cần đảm bảo an toàn giao thông tuyến đường nối Quốc lộ 4E đi xã Trì Quang

Người dân hai xã Xuân Quang và Trì Quang (huyện Bảo Thắng) đang gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển trên tuyến đường nối từ Quốc lộ 4E đi trung tâm xã Trì Quang bởi hơn 2 năm qua, đơn vị thi công không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông để người dân đi lại thuận lợi.

Phân loại rác thải sinh hoạt còn nhiều khó khăn

Phân loại rác thải sinh hoạt còn nhiều khó khăn

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chậm nhất là ngày 31/12/2024 hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Để thực thi các quy định này, tỉnh Lào Cai đã sớm triển khai đồng bộ các quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Tuy nhiên, thực trạng tại các địa phương cho thấy để đưa chính sách vào cuộc sống còn nhiều khó khăn.

fb yt zl tw