Sự lão hóa của tế bào có thể là lý do gây ra hội chứng COVID kéo dài

Theo các nhà khoa học, việc lây nhiễm virus đã kéo theo quá trình lão hóa các tế bào và dẫn đến tình trạng viêm kéo dài, điều này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng COVID kéo dài.

Sự lão hóa của tế bào có thể là lý do gây ra hội chứng COVID kéo dài ảnh 1

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà khoa học Nhật Bản mới đây đã phát hiện virus SARS-CoV-2 gây ra tình trạng lão hóa các tế bào trong cơ thể con người ở giai đoạn khởi phát, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng COVID kéo dài (Long COVID).

Nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí Nature Aging của Anh.

Sau khi tiến hành các cuộc thí nghiệm trên động vật, nhóm nghiên cứu do giáo sư sinh học Eiji Hara thuộc Viện nghiên cứu các bệnh về vi sinh vật thuộc Đại học Osaka (Nhật Bản) đứng đầu đã khẳng định những tế bào bị virus SARS-CoV-2 xâm nhập đã làm tăng tình trạng viêm nhiễm gây ra hội chứng COVID kéo dài.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng cơ chế viêm có thể là lý do khiến các bệnh nhân từng mắc COVID-19 gặp phải tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, đau đầu, rụng tóc và các triệu chứng khác sau khi cơ thể hết virus.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xem xét quá trình được gọi là sự lão hóa của các tế bào. Theo đó, các tế bào bị tổn thương ngừng tăng sinh - một cơ chế tồn tại thông thường của tế bào, và thay vào đó chúng phân tán các chất gây viêm ra xung quanh. Hiện tượng này được biết đến là nguyên nhân gây bệnh ung thư, xơ cứng động mạch và các rối loạn khác liên quan đến cao tuổi.

Sau khi nghiên cứu về tác động của chứng viêm trên những bệnh nhân mắc COVID-19, các thành viên trong nhóm đã quyết định xem xét mối tương quan giữa những triệu chứng của COVID-19 kéo dài với sự lão hóa của các tế bào.

Với việc đưa virus SARS-CoV-2 mới vào các tế bào người được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiều tế bào nhiễm virus đã bị chết trong vòng vài ngày và virus cũng biến mất. Đồng thời, họ cũng nhận ra rằng các tế bào bị nhiễm bệnh này đã giải phóng ra các chất làm thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào trước khi chúng chết đi. Do vậy, các tế bào xung quanh trở nên “già đi” do các chất này vẫn còn tồn tại và đã tiết ra các chất gây viêm.

Bằng việc thử nghiệm trên những con chuột hamster bị nhiễm virus SARS-CoV-2, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các chất gây viêm vẫn tiếp tục phát ra từ các tế bào già trong phổi của chuột ngay cả sau khi virus không còn tồn tại.

Trong khi đó, nhóm cũng phát hiện ra rằng việc sử dụng một loại thuốc để loại bỏ các tế bào già ở những con chuột nhiễm bệnh đã mang lại hiệu quả trong việc giảm viêm phổi.

Dựa trên các kết quả thu được, nhóm nghiên cứu kết luận rằng việc lây nhiễm virus đã kéo theo quá trình lão hóa các tế bào và dẫn đến tình trạng viêm kéo dài, điều này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng COVID kéo dài.

Tuy nhiên, giáo sư Hara lưu ý rằng còn quá sớm để quyết định xem liệu cơ chế này có nên được lựa chọn để điều trị cho các bệnh nhân mới mắc COVID-19 hay không. Ông cho rằng các tế bào già cũng đem lại một số lợi ích, chẳng hạn như ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm, thay vì chỉ gây ra tác động tiêu cực. Do vậy, vấn đề không chỉ đơn giản là loại bỏ các tế bào bị lão hóa.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw