Hai tập đoàn công nghệ thông tin Facebook và Alphabet đang đều có tham vọng đưa Internet đến hai phần ba diện tích trái đất bằng các thiết bị bay không người lái ở tầng bình lưu của khí quyển. Nhưng trước khi Alphabet và Facebook có thể thực hiện được các chương trình này, những công ty này cần vượt qua một số rào cản về pháp lý.
Các máy bay không người lái Aquila của Facebook và Google với hai chương trình, một là chương trình Loon phủ sóng bằng kinh khí cầu và hai là chương trình Skybender, đã vượt qua một số giai đoạn thử nghiệm ở Mỹ và nam Thái Bình Dương. Khi bay ở độ cao 65.000 feet (19.812 mét) ở tầng bình lưu, các thiết bị bay không người lái của hai công ty này sẽ tránh được va chạm với các máy bay thương mại.
Thông thường, ở tầng bình lưu của khí quyển trái đất chỉ được sử dụng bởi một số máy bay quân sự, bóng thám không và tên lửa khi bay vào vũ trụ. Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Mỹ không cho phép các máy bay thương mại bay cao hơn 60.000 feet (18.288 mét). Nhưng cơ quan quản lý không gian Mỹ đã mở rộng độ cao này lên 62 dặm (khoảng 100 km) khi đưa các thiết bị của Alphabet và Facebook vào chủng loại thiết bị khác để phù hợp với quy định. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý quốc tế cũng phải thay đổi để thích ứng với trường hợp đặc biệt này.
Theo tờ MIT Technology Review thì Facebook và Alphabet sẽ phải cần đến sự can thiệp của Liên minh viễn thông thế giới ITU, một tổ chức quản lý về viễn thông của Liên hợp quốc.
Yael Maguire, kỷ sư trưởng tại phòng thí nghiệm kết của Facebook cho tờ MIT Technology Review biết rằng vùng bình lưu là vùng lãnh thổ chưa được khám khá nên nó vượt qua phạm vi công nghệ và cần sự tham gia của các cơ quan quản lý.
Denise Zheng, một thành viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, cho biết dường như Trung Quốc sẽ không cho phép các quả kinh khí cầu của Alphabet được bay qua. Trong trường hợp này thì việc phủ sóng những vùng như ở Pakistan hay miền bắc Ấn Độ sẽ rất khó khăn.
Cả hai dự án đều đang làm việc với các công ty viễn thông ở nước nước dự kiến sẽ hoạt động. Chức năng cung cấp Internet bằng các quả kinh khí cầu của dự án Loon và bằng máy bay không người lái Aquila sẽ bù đắp cho những vùng hạ tầng viễn thông đang thiếu hụt, chủ yếu là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa khi chi phí xây dựng hạ tầng theo cách truyền thống rất đắt đỏ.
Hy vọng thông qua các dự án hạ tầng sáng tạo như các dự án của Facebook, Alphabet và một số dự án khác, tất cả mọi người đều có thể kết nối Internet. Sau khi hệ thống truy nhập được thiết lập, các kế hoạch giá cước hợp lý sẽ là bước đi tiếp theo để đưa mọi người kết nối với Internet.