Phát hiện nhiều sai sót trong quản lý, cấp phát vật tư thú y trên địa bàn tỉnh

Chiều 28/6, thông tin với phóng viên, đại diện Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lào Cai cho biết, qua thanh tra việc quản lý và cấp phát sử dụng vật tư, hóa chất, vắc xin chuyên ngành năm 2023 của các địa phương đang có nhiều sai sót.

z5582497676621_8e35512f4f5ab23c873d8d18e8ff08a6.jpg
Thanh tra Sở NN&PTNT Lào Cai làm việc với đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Theo đó, Thanh tra Sở NN&PTNT Lào Cai đã ban hành Kết luận thanh tra số 32/KL-TTr ngày 19/6/2024 thông báo kết quả thanh tra chuyên ngành việc chấp hành quy định pháp luật về mua sắm, sử dụng vắc xin, hóa chất trong phòng, chống dịch bệnh động vật đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lào Cai (Chi cục) năm 2023.

Kết luận thanh tra nêu rõ: Năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã thực hiện cấp cho 9 huyện, thị xã, thành phố 710 bơm tiêm inox các loại, 6.000 kim tiêm, 1.980 khẩu trang phòng dịch, 1.030 kính bảo hộ, 1.980 bộ bảo hộ sinh học, 150 panh phẳng, 20 bộ dụng cụ mổ khám lấy mẫu, 6 máy phun khử trùng và 1 số vật tư khác.

Chi cục cũng thực hiện cấp phát 2.751.615 liều vắc xin phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cho 9 huyện, thị xã, thành phố gồm vắc xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu và bò; vắc xin phòng 3 bệnh lợn; vắc xin dịch tả, tụ huyết trùng lợn; vắc xin cúm và vắc xin dại. Năm 2023, toàn tỉnh triển khai tiêm phòng được 2.664.067 liều vắc xin các loại.

Cũng năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện cấp phát 23.749 lít hóa chất khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cho 9 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 3.549 lít Iodcid, 20.200 lít Benkocid.

Kết quả kiểm tra trực tiếp sổ sách, kho lưu trữ tại trạm thú y 6 huyện, thành phố cho thấy việc cấp phát, tiếp nhận vật tư từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y đảm bảo đầy đủ về số lượng, chủng loại. Tuy nhiên, việc xác minh đối chiếu số lượng vật tư do trạm thú y cấp phát cho cán bộ thú y viên xã không thực hiện được, lý do: Cán bộ thú y viên không ghi chép việc tiếp nhận các loại vật tư phục vụ công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh động vật từ trạm thú y.

Kiểm tra, xác minh trực tiếp công tác tiêm phòng, cấp phát và tiếp nhận vật tư tại 119 hộ chăn nuôi, 24 trưởng thôn, 14 cán bộ thú y viên thuộc 6 huyện, thành phố cho thấy, hầu hết trưởng các thôn, bản không có sổ theo dõi nhật ký công tác tiêm phòng trên địa bàn. Việc lưu liên tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo chưa đúng quy định; liên lưu tại trạm chưa thể hiện đầy đủ thông tin như lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng vắc xin, thiếu tên, chữ ký của thú y viên thực hiện công tác tiêm phòng. Một số danh sách có tên chủ vật nuôi sai khác giữa giấy chứng nhận tiêm phòng với danh sách sách quyết toán; danh sách tiêm phòng gia súc, gia cầm, chó mèo còn nhiều trường hợp không phải chữ ký của chủ hộ, chủ vật nuôi.

Kiểm tra, xác minh việc tiếp nhận, cấp phát, sử dụng hóa chất khử trùng tiêu độc của trạm thú y các huyện, thị xã, thành phố cho thấy, danh sách ký nhận hóa chất cấp phát do trưởng các thôn, bản, tổ dân phố tiếp nhận có sai khác về chữ ký giữa các kỳ quyết toán; lượng hóa chất cấp phát cho năm 2023 chưa sử dụng hết nhưng năm 2024 vẫn được cấp tiếp, cụ thể: phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai năm 2023 tồn 24 lít Benkocid, năm 2024 cấp thêm 48 lít Benzakocid; thị trấn Phố Lu - huyện Bảo Thắng tồn 51 lít hóa chất các loại (Iocid 36 lít, Benkocid 15 lít).

A111.jpg
Qua kiểm tra cho thấy công tác tiếp nhận, cấp phát, sử dụng vật tư thú y ở các địa phương còn nhiều thiếu sót.

Kết luận thanh tra cũng chỉ rõ, công tác tiếp nhận, cấp phát, sử dụng vật tư, hóa chất, vắc xin còn một số tồn tại, thiếu sót như: Chi cục Chăn nuôi và Thú y chưa thống nhất trong việc yêu cầu đơn vị cung cấp hàng hóa thể hiện đầy đủ thông tin trên biên bản giao hàng còn để hiện tượng chữ viết tay sau trên phiếu giao hàng đánh máy trước.

Việc cấp phát vắc xin thực hiện nối tiếp từ kỳ II của năm thực hiện sang kỳ I của năm tiếp theo cho trạm thú y các huyện, thành phố, thị xã chưa thể hiện rõ trong hồ sơ quyết toán; cán bộ thú y viên cấp xã không ghi chép số lượng vật tư, hóa chất, vắc xin khi tiếp nhận từ trạm thú y; hầu hết các trưởng thôn, bản không có sổ theo dõi nhật ký công tác tiêm phòng trên địa bàn.

Thanh tra Sở NN&PTNT yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo các phòng thuộc Chi cục, trạm thú y tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc cấp phát, sử dụng vắc xin, hóa chất, tiêm phòng tại cơ sở. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ là thú y các huyện, xã về việc ghi chép sổ sách, lập hồ sơ chứng từ quyết toán đảm bảo đúng theo quy định. Yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với các tồn tại nêu trên, báo cáo về Thanh tra Sở NN&PTNT trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố kết luận thanh tra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw