Nhiều hoạt động phong phú trong Liên hoan du lịch làng nghề Hà Nội

Sáng nay (10-9), Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội chính thức công bố những hoạt động trong Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2013.

Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2013 mang chủ đề “Hội tụ tinh hoa làng nghề truyền thống sông Hồng” sẽ diễn ra từ ngày 9-10 đến 12-10 tại Cung thể thao Quần Ngựa, Hà Nội. Lễ khai mạc chính thức sẽ tổ chức vào 9h sáng ngày 9-10. Đây là sự kiện quan trọng trong chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2013, thiết thực chào mừng kỷ niệm 59 năm ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội.

Nhiều sản phẩm làng nghề sẽ được trưng bày tại Liên hoan lần này.

Nhiều sản phẩm làng nghề sẽ được trưng bày tại Liên hoan lần này.

Liên hoan năm nay gồm một không gian triển lãm rộng lớn được chia thành 5 khu vực với 250 đến 300 gian triển lãm. Bao gồm: Khu vực triển lãm làng nghề với hình thức mô phỏng không gian phố nghề Hà Nội (khoảng 20 gian); khu vực các doanh nghiệp du lịch gồm 50 gian tiêu chuẩn dành cho các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Hà Nội; khu vực dành cho các hãng hàng không; khu vực ẩm thực Hà Nội và các tỉnh lân cận; khu vực các trò chơi dân gian và một số hoạt động thể thao, giải trí với nhiều trò chơi như nặn tò he, thi đánh cờ người, thi thôi cơ, đập niêu, đi cà kheo, rối nước, hip hop…

BTC cho biết, những không gian được bố trí mang đậm văn hóa làng quê Hà Nội, các chất liệu dựng mô hình đều được làm bằng tre như cổng chào được dựng theo mô hình cổng làng quê Hà Nội; sân khấu được dàn dựng mô phỏng đặc trưng của phố nghề, làng nghề của Hà Nội…

Trong Liên hoan lần này, BTC sẽ tái hiện các hoạt động rước của các làng nghề như lễ rước tổ nghề làng nghề Gốm Bát Tràng, làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng, làng nghề Vạn Phúc, làng nghề đan thúng mủng Ngũ Hiệp, tổ nghề vàng bạc Châu Khê, múa rắn làng Lệ Mật, múa lân, múa rồng…

Các trò chơi dân gian, ẩm thực của Hà Nội cũng có khu vực riêng.
Các trò chơi dân gian, ẩm thực của Hà Nội cũng có khu vực riêng.

Bên cạnh đó, BTC còn tổ chức những buổi tọa đàm về thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề, phố nghề truyền thống của Hà Nội; tổ chức thao diễn tay nghề của các làng nghề tham gia tại Liên hoan.

Tại Liên hoan lần này, những loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc cũng được dàn dựng khéo léo trong các tiết mục văn nghệ như nghệ thuật hát quan họ, ca trù, hát xẩm, hát dân ca, chèo, chầu văn, lễ hội đường phố…

Một trong những điểm hấp dẫn của Liên hoan là ngoài việc giới thiệu và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của khu vực đồng bằng sông Hồng, các công ty lữ hành sẽ tổ chức những chương trình giới thiệu sản phẩm du lịch địa phương, tổ chức các hoạt động khuyến mại (giảm giá tối thiểu 20%) nhằm kích cầu du lịch.

Liên hoan Du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội được tổ chức với mục đích góp phần tôn vinh, bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của Hà Nội và các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để tăng cường hoạt động, giao lưu, hợp tác phát triển về văn hóa – du lịch giữa các doanh nghiệp du lịch của Thủ đô Hà Nội với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Hoàn lưu bão số 3 (Yagi) đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch của Lào Cai. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đều ghi nhận lượng khách sụt giảm. Để phục hồi, chính quyền và doanh nghiệp đã chung tay tung ra đợt ưu đãi lớn nhất năm 2024 nhằm kích cầu du lịch cuối năm.

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

fbytzltw