Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

Tham dự hội thảo có lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Lào Cai; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.

baolaocai-br_img-5796.jpg
baolaocai-br_img-5804.jpg
Các đại biểu dự hội nghị.

Tại hội thảo, đại diện Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai đã báo cáo kết quả khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch "Kết nối con đường di sản", “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý (Bát Xát).

Trong tour "Kết nối con đường di sản", du khách sẽ được tham quan thị xã Sa Pa, huyện Bát Xát, huyện Bắc Hà và thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai); huyện Phong Thổ (Lai Châu) và huyện Xín Mần (Hà Giang). Qua đó liên kết các điểm du lịch có giá trị về thiên nhiên, di sản, văn hóa, lịch sử: Khu chạm khắc đá cổ; Nhà trưng bày đá cổ, đường đá cổ Pavie; cộng đồng dân tộc Hà Nhì; dinh thự Hoàng A Tưởng; chợ Bắc Hà; danh thắng ruộng bậc thang Sa Pa; danh thắng ruộng bậc thang Thề Pả; Vườn di sản Asean…

Sản phẩm cũng sẽ kết nối cảnh quan thiên nhiên và các bản làng truyền thống. Tất cả những địa danh, cảnh quan thiên nhiên, bản làng đặc sắc này sẽ nối mạch, tạo nên sự liên kết của sản phẩm du lịch, tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm du lịch khác đang có. Chương trình được đề xuất sẽ giới hạn số lượng khách mỗi tour, vì dự án tính đến vấn đề bền vững, giảm thiểu tác động môi trường...

baolaocai-br_img-5811.jpg
Ông Trần Sơn Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Lào Cai, Trưởng đoàn khảo sát phát biểu tại hội thảo.

Đối với sản phẩm du lịch "Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp", du khách sẽ được trải nghiệm, tham quan các điểm: Bản Xèo, Mường Hum, Dền Sáng, Y Tý, A Mú Sung, Trịnh Tường (Bát Xát) và thành phố Lào Cai. Qua đó liên kết sâu chuỗi các điểm có nguồn lực cung ứng, dịch vụ nghỉ dưỡng, các sản phẩm gắn với nông nghiệp: Hợp tác xã sản xuất miến dong, miến sâm, thưởng thức ẩm thực gắn với thảo dược nông nghiệp, tắm lá thuốc của người Dao đỏ, khám phá trải nghiệm văn hóa, lịch sử địa phương…

baolaocai-br_img-5768.jpg
baolaocai-br_img-5247.jpg
baolaocai-br_img-5776.jpg
baolaocai-br_img-5718.jpg
Một số điểm đoàn đã khảo sát.

Trước đó, từ ngày 14/11, đoàn công tác đã tiến hành khảo sát một số điểm du lịch qua các địa phương dự kiến trên cung đường kết nối di sản và nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe.

baolaocai-br_img-5503.jpg
Các đại biểu chủ trì hội thảo.

Các đại biểu tham gia đoàn khảo sát đã sôi nổi thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn thiện sản phẩm với các nội dung liên quan đến hoàn thiện hạ tầng, đào tạo đội ngũ porter; công trình vệ sinh tại các điểm lưu trú; tăng cường quảng bá chéo…

baolaocai-br_img-5809.jpg
baolaocai-br_img-5815.jpg
Các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội thảo.

Tại hội thảo, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai đã bàn giao hồ sơ sản phẩm du lịch "Kết nối con đường di sản" và sản phẩm du lịch "Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý cho UBND huyện Bát Xát và các địa phương quản lý, khai thác (ảnh dưới).

baolaocai-br_img-5529.jpg

Hội thảo nhằm tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn; tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, góp phần xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, hấp dẫn, tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm du lịch liên kết vùng khác đang có trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi động tuyến đường du lịch vàng lưu vực sông Hồng Việt - Trung

Khởi động tuyến đường du lịch vàng lưu vực sông Hồng Việt - Trung

Sáng 27/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai (Việt Nam) phối hợp với Cục văn hóa Du lịch châu Hồng Hà (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị giới thiệu du lịch xuyên biên giới lưu vực sông Hồng Việt - Trung. Đây là hoạt động bên lề Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Sáng tạo để đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến hấp dẫn

Sáng tạo để đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến hấp dẫn

Không có kiến trúc đẹp, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt và từng không được nhiều người biết đến, nhưng hiện nay, di tích Nhà tù Hỏa Lò (phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất của Thủ đô. Di tích còn thu hút đông đảo giới trẻ. Điều đó có được là nhờ sự đổi mới liên tục trong xây dựng sản phẩm, cách thức trưng bày, quảng bá của Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Liên đoàn du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Liên đoàn du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/11 (giờ địa phương), Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) đã chính thức chọn tỉnh Ninh Bình của Việt Nam làm địa điểm tổ chức Hội nghị thường niên của TAFI từ ngày 17 - 20/1/2025 với chủ đề “Du lịch cho ngày mai: Bảo vệ hành tinh”.

Chinh phục đường đá cổ trong khu rừng cổ tích

Chinh phục đường đá cổ trong khu rừng cổ tích

Khoảng cách từ thôn Sàng Ma Pho, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) đến xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) khoảng 200 km nếu đi theo đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ. Thế nhưng, khoảng cách đó được rút ngắn chỉ khoảng 20 km nếu bạn chinh phục theo dấu đường đá cổ Pavie. Hiện cung đường này còn là cầu nối du lịch giữa Lai Châu và Lào Cai. Hãy cùng phóng viên Báo Lào Cai tìm hiểu về con đường đặc biệt này!

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đón đoàn khách đi chuyến tàu charter đầu tiên nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

Đón đoàn khách đi chuyến tàu charter đầu tiên nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

16 giờ ngày 21/11 (giờ Hà Nội), Sở Du lịch Lào Cai phối hợp với Công ty Lữ hành quốc tế Hồng Hà tổ chức đón 400 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, sau đó sẽ du lịch theo hành trình ga Lào Cai - đến ga Sài Gòn bằng tàu hỏa. Đây là đoàn khách Trung Quốc đông nhất kể từ khi hết dịch Covid-19 đến nay và cũng là chuyến tàu charter đầu tiên trong chương trình hợp tác giữa Sở Du lịch với ngành đường sắt.

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Hoàn lưu bão số 3 (Yagi) đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch của Lào Cai. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đều ghi nhận lượng khách sụt giảm. Để phục hồi, chính quyền và doanh nghiệp đã chung tay tung ra đợt ưu đãi lớn nhất năm 2024 nhằm kích cầu du lịch cuối năm.

fbytzltw