Nhiều giải pháp quản lý cấp, thoát nước và xử lý nước thải

Sáng 24/9, các đại biểu của 11 đô thị thuộc cụm thi đua các đô thị vùng Tây Bắc đã tham gia hội thảo với chủ đề “Thực trạng công tác quản lý cấp, thoát nước và xử lý nước thải, giải pháp cho các đô thị miền núi phía Bắc”.

Báo Lào Cai đã lược ghi một số giải pháp tiêu biểu về công tác quản lý cấp, thoát nước và xử lý nước thải đã được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo.

Thành phố Lai Châu: Quản lý và phát triển đô thị xanh – thông minh – bền vững

lai châu.jpg
Đồng chí Đỗ Văn Xiêng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo.

Về mùa khô, các kênh mương thoát nước trong đô thị có lưu lượng nhỏ nên bắt buộc phải xây dựng hệ thống thoát nước riêng cho nước thải dẫn về trạm xử lý. Về vấn đề này, đối với đô thị Lai Châu là rất thuận lợi, vì ngay từ khi triển khai lập quy hoạch đến đầu tư xây dựng các khu dân cư, thành phố Lai Châu đã từng bước xây dựng hệ thống rãnh thoát nước thải sau lô.

Lai Châu cũng quan tâm, bảo vệ và mở rộng các khu vực mặt nước hiện có, thường xuyên cải tạo và bảo vệ khỏi nguy cơ ô nhiễm do chất thải đô thị; giảm nhẹ tác động lũ lụt, phòng ngừa sự cố và bảo vệ sinh thái. Ngoài việc chủ động đề xuất quy hoạch thêm 2 hồ cảnh quan ở khu Đông Nam và cửa ngõ phía Đông Nam, thành phố Lai Châu cũng chủ động đầu tư duy tu, nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có như: Nùng Nàng; Sùng Phài; San Thàng...

Ngoài ra, Lai Châu cũng tăng cường mật độ cây xanh ở những nơi còn đất trống để đạt diện tích cây xanh lớn nhất trong đô thị, tổ chức không gian cây xanh và các không gian mở trong đô thị, tổ chức không gian cây xanh đường phố, khu nhà ở, các vườn hoa nhỏ, công viên, vườn ươm cây, hoa... Nhận thức được vấn đề quan trọng trong biến đổi khí hậu, đặc biệt là ô nhiễm không khí trong những năm gần đây ngày càng tăng, UBND thành phố Lai Châu đã chủ động bố trí nguồn kinh phí trồng, chăm sóc cây xanh cây cảnh trên địa bàn.

Với Lai Châu, việc cải thiện khí hậu trong đô thị được thực hiện gắn liền với công tác trồng và bảo vệ rừng trên phạm vi toàn tỉnh. Tỉnh đã quan tâm xây dựng và thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm cải thiện khí hậu, bảo vệ tài nguyên đất, nước, sinh vật. Cùng với đó, Lai Châu tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm điều hành đô thị thông minh, phát huy hiệu quả vai trò giám sát của Trung tâm điều hành trong xử lý vi phạm về đô thị, tiếp nhận phản ánh hiện trường. Thời gian tới, thành phố tiếp tục đầu tư triển khai tích hợp hệ thống phân tích dữ liệu và điều hành thông minh; các đô thị cần xây dựng quy hoạch tổng thể về khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm khai thác hợp lý tài nguyên nước, đất... bảo vệ các hệ sinh thái đặc trưng như khu vực sông, suối, khu vực rừng...

Thành phố Hòa Bình: Cần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp, thoát nước và bảo đảm quyền lợi của người dân

hòa bình.jpg
Thành phố Hòa Bình. Ảnh: Báo Hòa Bình.

Để nâng cao công tác quản lý cấp thoát nước và xử lý nước thải cho các đô thị miền núi phía Bắc, thành phố Hòa Bình đề xuất Quốc hội, Chính phủ cần sớm ban hành Luật Cấp, thoát nước (hiện nay Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo Luật để trình Chính phủ), nghị định hướng dẫn nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp, thoát nước và bảo đảm quyền được tiếp cận nguồn nước sạch của người dân, quyền xả thải có kiểm soát.

Bên cạnh đó, các đô thị cũng cần xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch, không ngừng đẩy mạnh vai trò công tác lập quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch. Trong quản lý đô thị, đặc biệt là quản lý hạ tầng kỹ thuật, công tác quy hoạch phải được ưu tiên đầu tư đi trước một bước, là tiền đề để định hướng và bảo đảm tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển. Quy hoạch không những phải đáp ứng yêu cầu cao về tạo dựng chất lượng không gian đô thị, mà còn phải đáp ứng tốt yêu cầu về dự báo gắn sát với thực tế, thích ứng biến đổi khí hậu.

Việc phát triển hệ thống thoát nước cần đồng bộ, thống nhất và hiệu quả theo quy hoạch và kế hoạch với mục tiêu điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về thoát nước và xử lý nước thải phục vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển thoát nước đáp ứng công tác quản lý nhà nước, đầu tư phát triển và quản lý, vận hành công trình.

Các địa phương cũng cần ưu tiên nguồn vốn tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông kết hợp hệ thống thoát nước, đầu tư các nhà máy xử lý nước thải tập trung, trạm xử lý nước thải phân tán cho đô thị, nâng cao năng lực thoát nước đô thị, chống ngập, cải tạo hệ thống rãnh thoát nước, sông suối trong đô thị, kết hợp xanh hóa cảnh quan đô thị. Xây dựng không gian xanh công cộng đô thị gắn với mặt nước tự nhiên, sông, hồ.

Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng dịch vụ và đổi mới mô hình quản lý vận hành hệ thống thoát nước, lựa chọn chủ đầu tư, đơn vị thoát nước đáp ứng năng lực tài chính, kỹ thuật trong đầu tư, vận hành công trình; quản lý vận hành công trình đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hiệu quả kinh tế.

Thành phố Hà Giang: Đầu tư quản lý cấp thoát nước và xử lý nước thải

hà giang.jpg
Đồng chí Trần Song Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Giang chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo.

Năm 2009, thị xã Hà Giang được công nhận là đô thị loại III, đến năm 2010 được Chính phủ công nhận là thành phố. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng trong quá trình phát triển, tuy nhiên cũng đã nảy sinh nhiều bất cập như: không gian đô thị bị giới hạn bởi đặc điểm địa hình, hạ tầng chủ yếu tập trung dọc theo hai bên bờ sông Lô, sông Miện, tạo ra khu vực tập trung xây dựng mật độ cao, gây áp lực cho các lĩnh vực đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, từ đó bộc lộ nhiều hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.

Trong những năm gần đây công tác quản lý cấp thoát nước và xử lý nước thải đã và đang được quan tâm triển khai thực hiện, do tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là tại đô thị miền núi phía bắc nước ta. Công tác quản lý hệ thống cấp nước và xử lý nước đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu sống của cộng đồng.

Địa phương đã triển khai xây dựng Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hà Giang vốn ODA Đan Mạch, phạm vi phục vụ cho 2/8 phường, xã. Hiện tại, dự án đã hoàn thành trên 80% khối lượng công việc, (dự kiến đi vào hoạt động trước năm 2025). Đối với nước thải các hộ dân, khoảng 96% các hộ gia đình tại các phường nội thị có nhà vệ sinh tự hoại, nước thải y tế của các bệnh viện đa khoa tỉnh đã được xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Thời gian tới, đối với thoát nước mặt, thành phố Hà Giang có định hướng quan tâm đến giải pháp thiết kế, đặc biệt lưu ý đến công tác phòng chống thiên tai. Về cấp nước, quan tâm đến các giải pháp thiết kế, lưu ý nguồn cấp phải ổn định, trữ lượng dồi dào, chất lượng đảm bảo an toàn bền vững. Về việc xử lý nước thải, Hà Giang tiếp tục thu hút đầu tư, mở rộng dự án nâng cấp tối ưu hóa công nghệ xử lý nước thải, đặc biệt là giai đoạn 2 của dự án xử lý nước thải để đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải ngày càng gia tăng và sớm đưa dự án đi vào hoạt động; tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ về chất lượng nước thải của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xả nước thải ra môi trường, đảm bảo được xử lý đúng quy trình và đạt tiêu chuẩn môi trường.

Thành phố Sơn La: Tiếp tục quản lý thoát nước và xử lý nước thải cho đô thị

thanh pho son la.jpg
Thành phố Sơn La quan tâm công tác quản lý thoát nước. Ảnh minh họa: Báo Sơn La.

Từ thực tiễn trong công tác quản lý thoát nước và xử lý nước thải đô thị, thành phố Sơn La đã tổng kết và đưa ra một số giải pháp để tiếp tục quản lý thoát nước và xử lý nước thải cho các đô thị miền núi phía Bắc nói chung và thành phố Sơn La nói riêng. Cụ thể, các địa phương cần tiếp tục và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sự ủng hộ, nâng cao ý thức, nhận thức các của tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn về ý nghĩa, vai trò của công tác quản lý và xử lý nước thải trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp; nhất là công tác đấu nối từ các hộ gia đình vào hệ thống đường ống thu gom, xử lý nước thải đã được đầu tư xây dựng cũng như trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, khi triển khai rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước cho toàn đô thị, cần rà soát, đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước mặt và thoát nước thải đô thị gắn với địa hình tại từng khu vực, từ đó đưa ra các giải pháp quy hoạch đồng bộ làm cơ sở triển khai thực hiện cho từng giai đoạn cụ thể. Ưu tiên các khu vực nội thị và các khu vực trũng, thấp trong đô thị; ưu tiên giữ và mở rộng quy hoạch đất mặt nước, hạn chế tối đa việc san, lấp, bê tông hóa đất mặt nước hiện trạng (kênh, mương, suối, ao, hồ …) để tạo ra các hồ điều tiết, các kênh mương hở, tăng mật độ cây xanh, vườn hoa, công viên, tạo vùng trũng xanh thấm nước dọc đường giao thông.

Các địa phương cũng cần tập trung, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển đô thị, trong đó ưu tiên xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đó có hệ thống thoát nước; đối với các khu đô thị xây dựng mới, cần xây dựng hệ thống thoát nước riêng và xử lý nước thải đạt yêu cầu trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và đấu nối với hệ thống thoát nước chung; triển khai rà soát hệ thống đường ống trong các công trình, nhà ở dân cư để thực hiện tách riêng đường ống thoát nước thải sinh hoạt với các đường thoát nước mái, nước sàn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của thành phố để tránh làm quá tải hệ thống vào mùa mưa.

Đồng thời, cần duy trì việc bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống xử lý nước thải hiện có để đảm bảo, duy trì hoạt động; ưu tiên bố trí kinh phí nhà nước, đa dạng hoá hình thức đầu tư; khuyến khích xã hội hóa ngành nước, huy động, khai thác tối ưu nguồn lực tham gia đầu tư phát triển và quản lý, vận hành công trình cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải; trong đó cần thực hiện rà soát, điều tra cơ bản về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải trên toàn địa bàn thành phố; xây dựng hệ thống giám sát, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải; nghiên cứu và sử dụng công nghệ thoát nước thải và xử lý nước thải với chi phí thấp, theo hướng bền vững, lồng ghép thoát nước bề mặt với quản lý nước thải, rác thải, bùn cặn phù hợp để giảm kinh phí quản lý, xử lý nước thải nhưng vẫn đảm bảo an toàn về môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 168/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về kết quả kiểm tra, đôn đốc của các Đoàn kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc.

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng thu hẹp, nhiều đô thị trong nước và trên thế giới đang chuyển mình theo hướng phát triển các “đô thị nén” với trọng tâm là xây dựng các khu nhà cao tầng. Thành phố Lào Cai với định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế cũng không ngoài xu thế này.

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc với các ngành, địa phương về phương án di chuyển các khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng, phải thu hồi mặt bằng khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Đoàn công tác Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) do đồng chí Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về việc triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw