Nhân giống thành công 2 giống nấm dược liệu mới tại Lào Cai

Năm 2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai chủ động phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu - Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng nấm linh chi Ga-2 và nấm đầu khỉ He-2. Mô hình được thực hiện tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ tỉnh Lào Cai hiện đang mang lại những kết quả khả quan.

Tháng 9/2023, các chuyên gia đã trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật từ khâu làm giá thể, đóng bịch, hấp bịch, cấy giống; chuyển giao quy trình sản xuất giống nấm cấp 1 đến giống thương phẩm cho các học viên tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai.

img-4210-6495-8360.jpg
Nhân giống nấm cấp 1, 2 trong phòng thí nghiệm.

Tính đến thời điểm này, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận thành công, làm chủ quy trình nhân giống nấm thương phẩm, tổ chức sản xuất được trên 11.000 bịch nấm (trong đó 7.000 bịch nấm linh chi Ga-2 và trên 4.000 bịch nấm đầu khỉ He-2). Đơn vị đang tiếp tục sản xuất thêm lứa tiếp theo với số lượng 2.000 bịch nấm linh chi Ga-2 lấy nguồn giống do Trung tâm nhân giống.

img-4253-1189-5301.jpg
Nấm linh chi chuẩn bị cho thu hoạch.

Nấm linh chi Ga-2 và nấm đầu khỉ là He-2 là 2 giống nấm dược liệu mới, lần đầu tiên Lào Cai tiếp nhận công nghệ nhân giống. Kết quả nhân giống tại Lào Cai cho thấy các bịch nấm đảm bảo đúng các yêu cầu chất lượng (không bị bệnh) đạt khoảng 90%.

Hiện nay, nấm đang phát triển tốt, nấm đầu khỉ đã cho thu hoạch lứa đầu vào ngày 29/11/2023, dự kiến thời gian thu hoạch đại trà (cả linh chi và đầu khỉ) vào giữa tháng 12/2023. Nấm sẽ cho thu hoạch 2 -3 lứa tiếp theo với thời gian thu hoạch từ 40 - 45 ngày/đợt. Thời điểm kết thúc vụ thu hoạch vào đầu năm 2024, số lượng lứa cho thu hoạch phụ thuộc vào thời tiết khí hậu và chế độ chăm sóc.

img-4255-6581-6706.jpg
Nấm linh chi tươi.
img-4229-815-8517.jpg
Nấm đầu khỉ tươi.

Dự kiến sản lượng thu hoạch đạt 175 kg nấm linh chi khô/5.000 bịch (tương đương khoảng 430 kg nấm linh chi tươi) và sản lượng nấm đầu khỉ dự kiến đạt khoảng 150 kg nấm khô/3.000 bịch (tương đương với khoảng 370 kg nấm đầu khỉ tươi).

Có thể nói, công tác chuyển giao quy trình nhân giống đã được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Lào Cai tiếp nhận và làm chủ được quy trình nhân giống nấm linh chi Ga-2 và nấm đầu khỉ He-2 từ giống cấp 1, cấp 2 và giống cấp thương phẩm. Trung tâm đã làm chủ quy trình tự nhân giống, cấy giống và có thể tiếp tục nhân giống, cấy nấm đầu khỉ trong thời gian tới.

img-4275-4664-3846.jpg
Nấm đầu khỉ đang tiếp tục phát triển lứa nấm thứ 2 sau thu hoạch lứa đầu vào cuối tháng 11.

Trên thị trường, giá bán nấm linh chi Ga-2 (loại 1, 2, 3) là 350.000đ/kg; nấm đầu khỉ 600.000đ/kg tươi, lợi nhuận có thể đạt 30% giá thành. Để tăng lợi nhuận cần giảm được tỷ lệ nhiễm giá thể bịch nấm (do thủng túi); nếu giảm được dưới 15% thì lợi nhuận thu được từ nấm sẽ cao hơn. Riêng với nấm đầu khỉ, lợi nhuận từ bán nấm tươi sẽ cao gấp 2 - 3 lần so với nấm khô.

Bà Nguyễn Thúy Linh, Phó Trưởng phòng Ứng dụng Chuyển giao Thông tin Khoa học công nghệ (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai) cho biết: Trung tâm đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhân giống, sản xuất nấm thương phẩm với 2 giống nấm dược liệu mới thành công, đây là lần đầu tiên Lào Cai làm chủ được công nghệ này. Đây là 2 giống nấm có giá trị dược liệu, dinh dưỡng cao, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Khi nhân giống thành công, thời gian tới, người dân trên địa bàn tỉnh có thể ứng dụng để sản xuất thương phẩm.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu và Phát triển nấm ăn, nấm dược liệu - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mô hình được chuyển giao thành công và đạt kết quả tốt. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ đã có thể tự chủ được công nghệ nhân giống và nuôi trồng, chăm sóc. Lào Cai có điều kiện khí hậu phù hớp với phát triển và sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Bảo tồn và phát triển loài thông tre lá dài

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn hiện có quần thể loài thông tre lá dài (có tên khoa học là Podocarpus nerifolius), thuộc họ kim giao (bách niên tùng), với hơn 30 cá thể, một số cây có đường kính từ 60 - 80 cm, chiều cao vút ngọn khoảng 30 m.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Doanh nghiệp lo ngại khi Mỹ áp thuế mới cho các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam

Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10% và thuế đối ứng lên tới 46% đối với Việt Nam, hàng loạt ngành như đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt đang trở nên khó khăn hơn.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw