Làm giàu từ nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

LCĐT - Anh Nguyễn Công Đoàn, sinh năm 1993, ở thôn Vàng, xã Xuân Giao (huyện Bảo Thắng) khởi nghiệp từ nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo, bước đầu gặt hái thành quả.

Cơ duyên đến với nấm đông trùng hạ thảo của chàng trai “9X” người dân tộc Tày xuất phát từ lý do rất đơn giản. “Do mẹ tôi thường đau ốm, có lần được hàng xóm mách dùng nấm đông trùng hạ thảo rất tốt. Tuy nhiên, chi phí mua nấm đông trùng hạ thảo quá đắt, trong đầu tôi nảy ý tưởng nuôi cấy loại nấm này để mẹ có thể được sử dụng nhiều hơn” - anh Đoàn tâm sự.

Mô hình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo của anh Nguyễn Công Đoàn.
Mô hình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo của anh Nguyễn Công Đoàn.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, anh Đoàn thuyết phục gia đình, họ hàng giúp đỡ và vay mượn thêm từ bạn bè để đầu tư. Từ tháng 6/2018, anh xây dựng phòng nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo có diện tích 20 m2. Vốn không có chút kiến thức gì về nông nghiệp, hành trang duy nhất là tấm bằng tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ) loại ưu, chuyên ngành hóa kỹ thuật môi trường, nhưng anh suy nghĩ, những kiến thức được học cũng ít nhiều giúp ích cho mình khi xây dựng mô hình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo. Hằng ngày, anh dành phần lớn thời gian tìm hiểu thông tin nuôi nấm đông trùng hạ thảo trên mạng internet. Khi đã tích lũy được kiến thức ban đầu về loại nấm này, anh nhập giống nấm đông trùng hạ thảo trong ống nghiệm từ Hà Nội về nuôi cấy thử nghiệm.

Khao khát làm giàu của anh rất lớn, nhưng để hiện thực hóa lại là cả quá trình. Suốt 2 năm ròng rã, không biết bao nhiêu mẻ nấm đã phải đổ đi, tổng số tiền thiệt hại ước tính hơn 100 triệu đồng. Mẹ anh nhiều lần rơi nước mắt khuyên can anh từ bỏ, đi làm nghề khác để nuôi gia đình, nếu cứ tiếp tục thì chỉ có đường bán nhà trả nợ. Nhiều lúc tuyệt vọng, anh không biết chia sẻ với ai, bởi cái khó là tại địa phương chưa từng có người làm mô hình này.

Dù nhiều lần “nếm” trái đắng, nhưng anh Đoàn không nản chí, tiếp tục vay vốn đầu tư công nghệ, thiết bị thí nghiệm. Anh bỏ công sức, thời gian học tập thực tế tại một số tỉnh, thành phố và thu được không ít kinh nghiệm, đặc biệt là nuôi cấy nấm theo quy trình khép kín từ khâu phân lập đến lai tạo chủng giống và các điều kiện về môi trường, độ ẩm… Với suy nghĩ  “thất bại ở đâu đứng lên ở đó”, anh vừa làm vừa rút kinh nghiệm, niềm đam mê thôi thúc anh từng bước chinh phục và nuôi cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo.

Hơn 1 năm qua, mô hình cho sản phẩm đều đặn, trung bình 5 - 7 kg nấm tươi/tháng. Anh Đoàn còn làm chủ việc tự lai tạo giống, kỹ thuật nuôi cấy nấm trong điều kiện vô trùng. Đến nay, mô hình giúp anh có thu nhập từ 15 - 20 triệu đồng/tháng, toàn bộ số tiền vay, anh đã trả hết. Anh đã mở rộng phòng nuôi cấy nấm lên 30 m2 và đầu tư thêm 1 phòng sản xuất nấm sấy khô. Anh tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, nhờ đó có nhiều khách hàng trong nước đặt mua; nhiều người đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Chị Lộc Thị Thảo, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Xuân Giao nhận xét: Anh Đoàn là tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt khó để đi đến thành công. Thời gian tới, Đoàn Thanh niên xã sẽ giúp anh Đoàn tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng mô hình, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về mô hình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo của anh để truyền cảm hứng khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên địa phương.

Dù đã thành công, nhưng anh Đoàn vẫn khiêm tốn cho rằng sản phẩm nấm đông trung hạ thảo do mình sản xuất vẫn cần tiếp tục được cải thiện, nâng cao chất lượng hơn nữa. Trong tương lai, anh sẽ sản xuất theo hướng đạt chuẩn OCOP và tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất để tạo thêm nhiều sản phẩm mới. Anh luôn xác định sẽ quyết tâm làm giàu từ mô hình nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo dù phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

WHO cảnh báo về một đại dịch mới

Một đại dịch khác sớm hay muộn sẽ xảy ra và đây không phải là một "rủi ro lý thuyết" mà là một "sự chắc chắn về dịch tễ học", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

Học 2 buổi/ngày từ lớp 6 đến 12: Tăng thời gian, không tăng áp lực lên học sinh

Học 2 buổi/ngày từ lớp 6 đến 12: Tăng thời gian, không tăng áp lực lên học sinh

Hiện cả nước có hơn 13.700 trường học, với gần 9,5 triệu học sinh ở hai cấp THPT và THCS. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết sẽ hướng tới việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp THCS và THPT đối với những trường có đủ cơ sở vật chất, giáo viên; tránh tình trạng trường đủ phòng, đủ người nhưng đóng cửa, còn học sinh phải tìm nơi học bên ngoài.

Thời tiết ngày 10/4: Miền Đông Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi trên 36 độ C

Thời tiết ngày 10/4: Miền Đông Nam Bộ tiếp tục nắng nóng, có nơi trên 36 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 10/4, khu vực miền Đông Nam Bộ tiếp tục ghi nhận tình trạng nắng nóng diện rộng, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất dao động trong khoảng 45-50%, gây cảm giác oi bức, khó chịu, đặc biệt vào thời điểm trưa và đầu giờ chiều.

Hành trình thỏa sức đam mê

Hành trình thỏa sức đam mê

Mỗi người đều có một ước mơ của riêng mình. Với một người cầm bút và yêu nghề báo, thì cơ quan báo chí trở thành nơi chắp cánh và nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ, giúp mỗi phóng viên, biên tập viên trưởng thành hơn sau những tác phẩm báo chí của chính mình. Giờ đây, tôi và các đồng nghiệp của Báo Lào Cai (sau hợp nhất Báo Lào Cai và Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai) có thêm niềm tin để viết tiếp đam mê với nghề.

Xuất hiện các tổ hợp thiếu môn cốt lõi, trường đại học phải xem lại

Xuất hiện các tổ hợp thiếu môn cốt lõi, trường đại học phải xem lại

Để thuận lợi cho học sinh lựa chọn các môn thi tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình mới phù hợp với năng lực, sở trường và mục tiêu xét tuyển, nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp xét tuyển. Nhưng cũng có trường đưa tổ hợp mới không có môn học cốt lõi khiến dư luận băn khoăn.

fb yt zl tw