Người tiêu biểu ở thôn Pa Cheo Phìn A

LCĐT - Anh Cư Phìn, sinh năm 1987, dân tộc Mông, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Pa Cheo Phìn A, xã Cao Sơn, huyện Mường Khương là tấm gương về sự nỗ lực, vươn lên.

Pa Cheo Phìn A là thôn vùng cao khó khăn của xã Cao Sơn. Thôn có 98 hộ với 362 nhân khẩu, gần 100% là đồng bào Mông. Sinh ra và lớn lên trên đất Cao Sơn, từ nhỏ đã chứng kiến và thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân địa phương nên sau khi học xong phổ thông, anh Cư Phìn nung nấu quyết tâm làm giàu trên đất quê hương.

Sau 3 năm thử nghiệm trồng gốc đào địa phương, vụ đầu tiên đã cho gia đình anh thu nhập 20 triệu đồng. (ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Sau 3 năm thử nghiệm trồng gốc đào địa phương, vụ đầu tiên đã cho gia đình anh thu nhập 20 triệu đồng. (ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Nói đi đôi với làm, 20 tuổi, sau khi lập gia đình và ra ở riêng, vợ chồng anh bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới với tài sản là ngôi nhà gỗ, vách liếp, thửa ruộng được tính bằng 3 kg thóc giống, 1 con nghé và 1 con ngựa được bố mẹ cho, ngoài ra vợ chồng anh hoàn toàn không có tiền. Tuy nhiên, cuộc sống thiếu thốn không làm chàng trai trẻ nản chí. Anh chịu khó tiếp cận, tìm hiểu những chính sách mới của Nhà nước dành cho người dân vùng cao, tích cực lao động, sản xuất và tham gia các hoạt động, phong trào của địa phương.

Gia đình anh tập trung nuôi lợn sinh sản và lợn thịt, hiệu quả kinh tế đem lại rõ rệt. Nhờ nuôi lợn nái, mỗi năm gia đình anh Phìn bán được 2 lứa lợn giống, mỗi lứa cho thu nhập 7 - 8 triệu đồng; nuôi 7 - 8 con lợn vỗ béo để bán lấy thịt, mỗi năm thu lãi hơn 40 triệu đồng. Cuối năm 2020, gia đình anh đã có đàn trâu 9 con, trị giá hàng trăm triệu đồng.

Ngoài chăn nuôi, vợ chồng anh Phìn còn trồng 1,2 ha chè chất lượng cao; 1,2 ha cây sa nhân, trung bình mỗi năm thu 50 - 60 triệu đồng. Năm 2018, anh mạnh dạn thuê 1,2 ha đất đồi của người dân địa phương để trồng thử nghiệm 1.200 cây đào địa phương bán vào dịp Tết. Sau 3 năm vun trồng, chăm sóc, dịp tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua, gia đình anh đã bán vụ đào cảnh đầu tiên, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Anh Cư Phìn bảo: Tôi cho rằng muốn thay đổi cuộc sống, trước hết phải tự mình cố gắng, chăm chỉ, chịu khó học hỏi, thay đổi tư duy, nhận thức, biết lựa chọn cây, con giống phù hợp để nuôi trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau hơn chục năm cần cù, mạnh dạn phát triển kinh tế, vợ chồng anh Phìn sắp hoàn thành ngôi nhà rộng 110 m2, trị giá hơn 600 triệu đồng, trong đó gần 300 triệu đồng là tiền bán 8 con trâu của gia đình.

Không những tích cực phát triển kinh tế, anh Cư Phìn còn là người gương mẫu, luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động của thôn. Anh sẵn sàng chia sẻ những cách làm hay, phương pháp hiệu quả trong chăn nuôi, trồng cấy, giúp người dân trong thôn phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhờ đó, năm 2015, anh Cư Phìn được kết nạp Đảng; năm 2017, anh được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Pa Cheo Phìn A.

Ông Nguyễn Duy Chinh, Bí thư Đảng ủy xã Cao Sơn cho biết: Cư Phìn là đảng viên trẻ, nhiệt huyết, luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động ở địa phương, đồng thời là tấm gương về sự vượt khó, vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Chính những cá nhân tiêu biểu như Bí thư Chi bộ Cư Phìn đã và sẽ góp phần giúp Pa Cheo Phìn A nói riêng và Cao Sơn nói chung ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw