Lý do bỏ giới hạn 4 tổ hợp xét tuyển đại học năm 2025

Với 2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ bỏ giới hạn 4 tổ hợp xét tuyển như trước đây nhằm đảm bảo tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi tốt nghiệp. Các em sẽ thi tốt nghiệp THPT 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, 2 môn lựa chọn theo quy định của Bộ GDĐT.

Không giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển

Số lượng buổi thi và số lượng bài thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ giảm so với trước đây. PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) phân tích, với 2 môn lựa chọn sẽ tăng lên về số môn các em có thể sử dụng đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Nếu giới hạn 4 tổ hợp xét tuyển như trước đây sẽ hạn chế cơ hội trúng tuyển đại học của thí sinh so với việc chỉ học nhất định một tổ hợp môn.

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT).
PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT).

Chính vì vậy, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng cho biết, quy chế tuyển sinh năm nay sẽ bỏ yêu cầu mỗi ngành, mỗi chương trình chỉ có tối đa 4 tổ hợp xét tuyển. Điều này có nghĩa, sẽ không giới hạn số lượng tổ hợp xét tuyển tối đa cho một ngành hay một chương trình cụ thể.

"Điểm mới này nhằm giúp thí sinh chọn nhiều bài thi khác nhau hoặc học theo các khối khác nhau vẫn có cơ hội trúng tuyển vào các ngành, chương trình đào tạo theo chủ trương của các cơ sở giáo dục đại học", PGS.TS Nguyễn Anh Dũng cho biết.

Bên cạnh bỏ giới hạn 4 tổ hợp xét tuyển, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) cho biết, quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay cũng sẽ có những điểm mới quan trọng nữa là bỏ quy định về xét tuyển sớm. Các trường có thể xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GDĐT để chọn những thí sinh có năng lực vượt trội, tài năng. Còn lại, các thí sinh sẽ tham gia đợt xét tuyển chung theo kế hoạch chung của bộ.

Các trường sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ) để xét tuyển thì phải sử dụng kết quả của cả năm học lớp 12 thay vì chỉ sử dụng kết quả của 5 kỳ ở cấp THPT, không tính điểm học kỳ II lớp 12 như trước đây.

Các trường có phương án quy đổi điểm trúng tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch giữa các phương thức xét tuyển khác nhau; đảm bảo lựa chọn thí sinh phù hợp nhất cho chương trình, ngành các trường mong muốn.

Quy định điểm cộng ưu tiên của mỗi thí sinh không vượt quá 10% mức điểm tối đa (điểm cộng này là sau khi đã cộng điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng), đồng thời tổng điểm xét của thí sinh không vượt quá mức điểm tối đa.

Bên cạnh đó, xét chứng chỉ ngoại ngữ có thể quy đổi kết quả chứng chỉ theo danh mục của quy chế thi tốt nghiệp THPT thành điểm ngoại ngữ để xét tuyển.

Các ngành đào tạo thuộc khối sức khỏe và sư phạm vẫn áp dụng quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào như quy chế tuyển sinh áp dụng cho năm 2024.

Bỏ xét tuyển sớm chỉ điều chỉnh về thời gian

Trong số điểm mới nêu trên, quy định bỏ xét tuyển sớm nhận đang nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh, học sinh. Nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng, quy định mới này sẽ giảm cơ hội trúng tuyển đại học của thí sinh.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng khẳng định, việc bỏ xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển cho các em thí sinh. Sự điều chỉnh này chỉ thay đổi về mặt thời gian để các trường tổ chức xét tuyển và công bố so với các năm trước.

Các cơ sở đào tạo vẫn có quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh. Trong đó, tất cả các phương thức tuyển sinh mà cơ sở đào tạo mong muốn sử dụng vẫn được đảm bảo đầy đủ theo quy định hiện hành.

Kết quả học bạ, kết quả chứng chỉ ngoại ngữ được quy đổi, hoặc các kỳ thi đánh giá năng lực mà các em đã chuẩn bị trong suốt quá trình học tập vẫn được bảo lưu. Việc xét tuyển phụ thuộc hoàn toàn vào các cơ sở đào tạo có sử dụng phương thức tuyển sinh đó hay không. Còn quy định mới chỉ điều chỉnh về mặt thời gian.

"Thay vì chia thành các đợt xét tuyển thì nay sẽ xét tuyển cùng một đợt trong kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GDĐT", PGS.TS Nguyễn Anh Dũng cho biết.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người trẻ hải ngoại hướng về Tổ quốc

Người trẻ hải ngoại hướng về Tổ quốc

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn lực người trẻ Việt Nam ở nước ngoài đang trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển khoa học công nghệ trong nước. Họ được ví như những “cánh chim” tri thức, mang trong mình tinh hoa khoa học công nghệ thế giới và một trái tim luôn hướng về Tổ quốc, góp phần tạo cầu nối quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế tri thức và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Giữa mây mù và đá núi Sa Pa, Trường Tiểu học Tả Phìn hiện lên như một điểm sáng ấm áp, nơi mà mỗi đứa trẻ đến lớp không chỉ học con chữ mà còn được đắm mình trong những nét văn hóa truyền thống. Một ngôi trường bình dị nhưng đầy ắp niềm vui, tự hào - đúng nghĩa là mái nhà thứ hai của học trò vùng cao Sa Pa.

Thí sinh bắt đầu thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025 trên hệ thống

[Infographic] Mốc thời gian chính Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra vào ngày 26 và 27/6. Để chuẩn bị cho Kỳ thi, các thí sinh bắt đầu đăng ký tham dự theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 21/4. Thí sinh cần nắm rõ các mốc thời gian Kỳ thi để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Những năm gần đây, giáo dục Lào Cai đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy. Tại nhiều trường học, AI không chỉ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học mà còn giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan, sinh động hơn. Nhờ các nền tảng học liệu số, công cụ tương tác thông minh và phần mềm hỗ trợ giảng dạy, nhiều tiết học đã trở nên hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh.

fb yt zl tw