Làm những việc có ích cho người dân

LCĐT - Tôi gặp Vàng A Tùng lần đầu cách đây 4 năm. Khi ấy, anh là Trưởng thôn Ngải Thầu Thượng, thôn cao và xa nhất xã Ngải Thầu (Bát Xát). Năm 2020, khi xã Ngải Thầu sáp nhập vào xã A Lù, chàng trai trẻ người Mông sinh năm 1992 Vàng A Tùng đã là Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã A Lù, kiêm Bí thư Chi bộ Ngải Thầu Thượng. Vẫn gương mặt hiền lành, ít nói, nhưng bất kể công việc gì của thôn, của xã, anh luôn năng nổ, nhiệt tình.

Làm những việc có ích cho người dân ảnh 1

Vàng A Tùng luôn vững tin vào con đường giúp thanh niên vùng cao khởi nghiệp.

Làm giàu trên núi Ma Cha Va

Thôn Ngải Thầu Thượng nằm trên dãy núi Ma Cha Va cao nhất khu vực xã Ngải Thầu, với độ cao trên 2.000 m so với mực nước biển. Đó là bản Mông được lập nên do những người trẻ di chuyển từ dưới Ngải Thầu Hạ lên sinh sống cách đây nhiều năm. Không nói đâu xa, chỉ cách đây 5 năm, Ngải Thầu Thượng còn muôn vàn khó khăn, cả thôn chưa có hộ nào xây nhà. Vậy mà hôm nay, bản Mông đã thay đổi rõ nét, những căn nhà xây “mọc” lên khang trang giữa biển mây. Đồng bào Mông nhà nào cũng có xe máy, ti vi, trẻ em được học hành đầy đủ.

Người đi đầu trong việc thay đổi tập quán canh tác, mạnh dạn trồng loại cây mới nâng cao thu nhập không khác chính là Vàng A Tùng. Sinh ra trên đỉnh núi này, Vàng A Tùng là số ít thanh niên đi học đại học. Năm 2015, Vàng A Tùng tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, chuyên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Mang trong mình khát vọng cống hiến cho quê hương, Vàng A Tùng trở về Ngải Thầu Thượng bắt đầu hành trình khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Từ nhỏ gắn bó với vùng đất này, anh là người hiểu rõ khí hậu, đất đai ở đây. Nhận thấy ở một số thôn, bản, người dân trồng củ hoàng sin cô, còn gọi là củ sâm đất, có nhiều người mua, nên Vàng A Tùng trồng thử nghiệm 30 kg giống, bán củ thu được 5 triệu đồng.

Năm sau, củ sâm đất được nhiều người tìm mua, xuất bán trong tỉnh và cả về Hà Nội. Vàng A Tùng vận động gia đình trồng 200 kg củ giống, thu về hơn 50 triệu đồng. Anh vay Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng để chăn nuôi trâu, bò, lợn, tiếp tục trồng hơn 1 ha sâm đất và chuyển sang trồng một số loại cây ăn quả như lê, mận. Đến nay, anh đã có 4 ha cây thảo quả, 2,5 ha cây ăn quả ôn đới, thu nhập hằng năm hơn 100 triệu đồng. Để có được tài sản như thế, anh đã phải vượt qua rất nhiều gian khó. Có những thời điểm, Vàng A Tùng không khỏi băn khoăn, do dự, lo lắng trước những hướng đi mới của mình.

“Những lúc gặp khó khăn, tôi luôn nhớ tới lời dạy của Bác Hồ dành cho thanh niên: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”. Lời dạy của Bác Hồ là động lực để tôi thêm ý chí, niềm tin vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện các dự định của bản thân”, Vàng A Tùng chia sẻ.

Nỗ lực giúp dân thoát nghèo

Không chỉ làm giàu cho bản thân, với vai trò Phó Bí thư Đoàn xã A Lù kiêm Bí thư Chi bộ thôn Ngải Thầu Thượng, Vàng A Tùng tích cực vận động đảng viên, thanh niên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, xây dựng mô hình kinh tế thanh niên. Thôn Ngải Thầu Thượng có gần 90 hộ, đều là đồng bào Mông và đa số là gia đình trẻ. Vì mới lập nghiệp nên kinh tế các hộ còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo có thời điểm gần 50%. Vàng A Tùng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác với tổng dư nợ gần 5 tỷ đồng, duy trì hoạt động của 4 tổ tiết kiệm vay vốn, cho 1.414 hộ vay. Từ đây, thanh niên vùng cao A Lù có nguồn vốn để khởi nghiệp.

Năm 2019, Vàng A Tùng còn vận động người dân trong thôn trồng 10 ha hoàng sin cô, bán cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hơn 80 tấn củ và bán cho tư thương 30 tấn củ. Năm 2020, anh động viên bà con tiếp tục trồng 20 ha hoàng sin cô, bán ra thị trường hơn 200 tấn củ. Nhờ đó, đồng bào Mông nơi đây có thêm thu nhập, nhiều hộ đã thoát nghèo. Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả thôn chỉ còn 2,3%. Bản thân Vàng A Tùng đã trực tiếp giúp 5 hộ thoát nghèo.

Thực hiện phong trào khởi nghiệp trong thanh niên, Phó Bí thư Đoàn xã A Lù Vàng A Tùng thường xuyên phối hợp với các tổ chức giới thiệu việc làm cho thanh niên trong xã. Nhiều thanh niên đã đi làm nghề may ở tỉnh Hưng Yên, làm công nhân ngành than ở Quảng Ninh, làm công nhân công ty Samsung ở Bắc Ninh… Anh đề xuất với lãnh đạo xã cho mở các lớp dạy nghề xây dựng, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để bà con tiếp cận với cách làm mới trong sản xuất nông nghiệp.

Để phong trào xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả, Vàng A Tùng tuyên truyền đồng bào Mông trong thôn thay đổi tập tục lạc hậu, thay đổi từ những việc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày, làm nhà vệ sinh sạch sẽ, xây chuồng gia súc xa nhà, tích cực hiến đất làm đường giao thông… Để bà con làm theo, anh chủ động hiến 220 m2 đất của gia đình làm đường liên thôn.

2 năm qua, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Vàng A Tùng tích cực tuyên truyền cho bà con, nhất là thanh niên nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh, không xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê, không tập trung đông người. Vàng A Tùng còn vận động người dân không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, xa lánh các tệ nạn xã hội. Vì thế, Ngải Thầu Thượng là thôn cao, xa nhất xã A Lù nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, tình hình an ninh, trật tự đảm bảo, bà con yên tâm sinh sống và sản xuất.
Với khát vọng và đam mê cống hiến, bằng những việc làm thiết thực của tuổi trẻ, đảng viên trẻ Vàng A Tùng trở thành tấm gương sáng để thanh niên, đồng bào Mông làm theo. Năm 2020, Vàng A Tùng là một trong số ít cá nhân tiêu biểu của tỉnh vinh dự được dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc và được phát biểu tại Đại hội. “Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục học và làm theo lời dạy của Bác Hồ, phát huy sức trẻ, cố gắng hết mình để làm những việc có ích giúp đồng bào Mông phát triển kinh tế, cải tạo tập tục lạc hậu, xây dựng quê hương thêm giàu đẹp”, Vàng A Tùng bộc bạch.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

fb yt zl tw