Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

Ngày 29/11, Hội Khoa học lịch sử (KHLS) Việt Nam tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất. Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự, có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Chủ tịch nước Trần Đại Quang với các đại biểu tham dự buổi lễ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang với các đại biểu tham dự buổi lễ.

Ra đời năm 1966, Hội KHLS Việt Nam đã tập hợp, động viên giới sử học, bằng những hoạt động phong phú, khơi dậy truyền thống chống giặc ngoại xâm. Sau khi đất nước thống nhất, Hội đã mở rộng tổ chức và hoạt động trên quy mô cả nước, thật sự trở thành tổ chức xã hội nghề nghiệp của giới sử học, có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Hội hiện có 59 hội và chi hội thành viên, với hơn 5.200 hội viên.

Phát biểu ý kiến tại lễ kỷ niệm, thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang biểu dương, khen ngợi sự nỗ lực phấn đấu, những kết quả, thành tích và đóng góp của Hội KHLS Việt Nam và giới sử học cả nước trong suốt chặng đường 50 năm qua. Chủ tịch nước nhấn mạnh, công cuộc đổi mới trong hơn 30 năm qua đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo ra những cơ sở quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi Hội KHLS Việt Nam và giới sử học cả nước tiếp tục phát huy tính tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đổi mới khoa học lịch sử, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch nước lưu ý một số nội dung trọng tâm Hội cần tập trung thực hiện tốt, như: Chú trọng tổng kết thực tiễn lịch sử, làm rõ lý luận về con đường cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua đó đúc rút những bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Hội cần tập trung công sức, huy động trí tuệ của giới sử học để hoàn thành với chất lượng cao nhất nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn bộ Quốc sử Việt Nam. Chủ động tham gia truyền bá kiến thức lịch sử, giáo dục truyền thống dân tộc để mọi người đều có nhận thức đúng kiến thức lịch sử không phải chỉ dành cho những nhà sử học và những người muốn trở thành các nhà sử học, mà cần thiết cho mọi người, mọi giới, bao gồm cả các nhà quản lý. Hội cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống, xây dựng nhân cách, bản lĩnh cho thế hệ trẻ. Làm tốt chức năng tư vấn, phản biện xã hội đối với việc bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Tích cực phối hợp các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể, nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo cán bộ, trao đổi thông tin, tư liệu lịch sử, chia sẻ kinh nghiệm về nghiên cứu lịch sử, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của giới sử học thế giới trong việc xây dựng một hình ảnh chân thực về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo quốc tế về các sự kiện, nhân vật lịch sử, chủ quyền biển, đảo... nhằm khẳng định vai trò, tiếng nói của giới sử học Việt Nam trên diễn đàn sử học quốc tế và quan hệ giao lưu, hợp tác với các nền sử học trên thế giới.

Chủ tịch nước cho rằng, lịch sử đã diễn ra và tồn tại một cách khách quan, trách nhiệm hàng đầu của các nhà sử học là bằng một hệ thống lý thuyết và phương pháp tiếp cận khoa học, phục dựng lại những trang sử của quá khứ và đánh giá lịch sử một cách trung thực, khách quan nhất.

Nhấn mạnh nhiệm vụ của sử học rất nặng nề, nhưng cũng rất vinh quang, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng Hội KHLS Việt Nam và giới sử học cả nước nhất định sẽ giành được những kết quả, thành tích to lớn hơn trên lĩnh vực khoa học lịch sử, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Huân chương Lao động hạng nhất tặng Hội KHLS Việt Nam. Nhân dịp này, Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam và Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam được tặng Huân chương Độc lập hạng ba.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw