Khám phá cuộc sống người Bắc Hà qua những nghề thủ công truyền thống

LCĐT - Trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông Bắc Hà năm 2021 với chủ đề “Vũ điệu Cao nguyên trắng", người dân và du khách có cơ hội khám phá cuộc sống thường ngày của đồng bào các dân tộc huyện Bắc Hà qua hoạt động trình diễn nghề thủ công truyền thống.

Mỗi dân tộc trên địa bàn huyện Bắc Hà đều có những nghề truyền thống gắn với hoạt động sản xuất và sinh hoạt như: Nghề chế tác khèn; nấu rượu ngô; chạm khắc bạc; dệt vải; may trang phục truyền thống; thêu túi; trang trí hoa văn trên trang phục người Mông hoa…

Cây khèn là nhạc cụ quan trọng không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Mông. Chế tác khèn cũng trở thành nghề truyền thống được người Mông huyện Bắc Hà gìn giữ. Theo truyền thuyết của người Mông, 6 ống khèn tượng trưng cho 6 anh em trong một gia đình, khi cả 6 anh em cùng thổi sáo thì ai cũng cảm thấy hay nhưng khi thiếu đi một người thì không còn hay nữa. Cây khèn chính là biểu tượng văn hóa, tượng trưng cho tính cố kết cộng đồng của người Mông ở vùng cao.

Nghề rèn cũng là một trong những nghề truyền thống lâu đời của người dân vùng cao Bắc Hà. Chỉ với những dụng cụ đơn giản như: búa, kìm, ống thổi, đe.. người thợ thủ công có thể tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống và sản xuất như: dao, cuốc, cày… Ngày nay, nghề rèn vẫn được nhiều người gìn giữ với sự hỗ trợ của một số máy móc hiện đại.

Từ bao đời nay, người Mông đã truyền nhau câu nói “Ở đâu có cây lanh, ở đó có người Mông”, ý nói người Mông có truyền thống trồng lanh, se lanh, dệt vải may trang phục. Với sự tinh tế, khéo léo, nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông hoa Bắc Hà đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nấu rượu ngô là nghề truyền thống của người dân xã Bản Phố. Rượu dùng men hồng mi ủ với ngô, ngâm trong nước suối, sau đó chưng cất bằng chõ gỗ. Để có những mẻ rượu ngon, ngoài nguyên liệu đặc biệt phải có những kinh nghiệm được người dân Bản Phố tích lũy lâu đời. Tất cả tạo nên một loại rượu hương đặc trưng và vị khác biệt của Cao nguyên trắng Bắc Hà.

Đồng bào dân tộc Mông chủ yếu sinh sống trên những vùng núi cao nên họ thường tận dụng các loại tre, nứa làm các vật dụng hằng ngày. Lù cở - chiếc gùi là một trong những vật dụng không thể thiếu trong các gia đình người Mông. Cho đến ngày nay, nghề đan lù cở đã trở thành nghề thủ công truyền thống được lưu truyền và bảo tồn từ đời này sang đời khác.

Người Tày, Nùng xã Na Hối có nghề rèn đúc và chạm khắc bạc từ rất lâu đời và đạt đến trình độ tinh xảo. Các sản phẩm của nghề chạm bạc rất phong phú gồm các loại vòng tay, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, xà tích…

Trong quan niệm của người La Chí, trang phục truyền thống là một nét đặc trưng văn hóa. Họ không mặc trang phục của dân tộc khác mà chỉ mặc đồ do tay mình làm ra. Phụ nữ La Chí từ nhỏ đã được truyền dạy cách làm trang phục truyền thống, khi đường kim, mũi chỉ càng tỉ mỉ và đẹp mắt cũng có nghĩa người phụ nữ càng khéo léo.

Từ bao đời nay, người Phù Lá ở xã Lùng Phình đã lưu truyền và gìn giữ nghề may trang phục truyền thống của dân tộc minh. Trang phục của người Phù Lá có màu chủ đạo là màu chàm, đen hoặc xanh dương, được trang trí cầu kỳ bởi họa tiết, hoa văn và trang sức đi kèm.

Đến các bản làng người Tày, chúng ta đều có thể dễ dàng bắt gặp phụ nữ đeo túi vải ngang hông, đó là một phần gắn liền với trang phục truyền thống của người Tày. Để thêu một chiếc túi truyền thống của người Tày, người ta dùng 6 màu chủ đạo (xanh, đỏ, tím, vàng, trắng và đen). Hoa văn được thêu trên túi là hình ảnh của các loài hoa, bướm, con nhện, đồng tiền cổ… bố cục theo phương pháp ô quả trám có đường viền bao quanh…

Ngay từ bé, những cô gái người Dao đỏ (xã Nậm Đét) đã được mẹ truyền dạy cách thêu thùa, ăn mặc sao cho đẹp và duyên dáng. Người Dao đỏ ưa chuộng màu đỏ rực rỡ để trang trí trên khăn, cổ áo, nẹp áo, gấu quần… Điểm nổi bật nhất trong bộ trang phục của người Dao đỏ là màu đổ ở chiếc khăn, của hàng tơ tằm màu đỏ đính trên nẹp áo khiến người ta liên tưởng đến những bông hoa rừng đỏ rực rỡ.

Chiếc nón lá là vật không thể thiếu trong cuộc sống của người Tày xã Bản Liền. Nó không chỉ là vật che mưa, che nắng mà trở thành nét đặc trưng trong phong tục của người Tày nơi đây. Nguyên liệu làm nón được lấy từ tre, nứa và lá cọ có sẵn tại địa phương. Ngày nay, nghề làm nón lá vẫn được duy trì và trở thành sản phẩm trải nghiệm được nhiều khách du lịch thích thú.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (30/4 - 4/5), đây là dịp lý tưởng để du khách lựa chọn các chuyến du lịch nước ngoài ngắn ngày. Tại Lào Cai, hoạt động du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các tour du lịch quốc tế, đặc biệt là đến Trung Quốc đang thu hút đông du khách.

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, du khách bốn phương có nhiều lựa chọn khi đến với mảnh đất biên giới Lào Cai, trong đó, trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà để lại ấn tượng đẹp với du khách. Đặc biệt, ngay từ đầu mùa hè, nhiều du khách đã đến Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà để tận tay hái và thưởng thức những quả thơm ngon.

Khai mạc Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Khai mạc Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 29/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Sa Pa tổ chức khai mạc Lễ hội mùa hè với chủ đề: “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”. Đây là 1 trong 5 lễ hội thường niên và là sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng mang bản sắc, thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Ra mắt sản phẩm du lịch mới sử dụng giấy thông hành giữa Việt Nam - Trung Quốc

Ra mắt sản phẩm du lịch mới sử dụng giấy thông hành giữa Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 29/4, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn và Chính quyền nhân dân Thị Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) đồng tổ chức Lễ công bố chương trình du lịch 2 ngày, 1 đêm cho khách du lịch sử dụng giấy thông hành để xuất nhập cảnh giữa hai địa phương.

Sự tử tế và sức hút lâu bền

Sự tử tế và sức hút lâu bền

Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 có sự dịch chuyển đáng lưu tâm khi một lượng lớn khách Việt thay vì đến các điểm đến trong nước đã lựa chọn du lịch nước ngoài. Điều này phản ánh nhu cầu và khả năng kinh tế của người tiêu dùng, đồng thời cũng đặt ra vấn đề về chất lượng, sức hấp dẫn của những điểm đến và sản phẩm du lịch trong nước đối với khách Việt.

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Sáng 30/4 tới đây, tại xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên), Lễ hội quả Còn sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm này, các công đoạn chuẩn bị cho lễ hội đang được ban tổ chức và người dân gấp rút hoàn tất sẵn sàng cho sự kiện lần đầu tiên được tổ chức.

Sa Pa sẵn sàng điều kiện tốt nhất đón du khách dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Sa Pa sẵn sàng điều kiện tốt nhất đón du khách dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm 2025 kéo dài 5 ngày liên tiếp là dịp lý tưởng để du khách lựa chọn những điểm đến hấp dẫn, thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng. Trong số những điểm du lịch nổi bật, Sa Pa tiếp tục là lựa chọn hàng đầu nhờ khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng chuỗi hoạt động văn hóa - văn nghệ, giải trí và nghỉ dưỡng đặc sắc.

Cẩn thận với các chiêu trò lừa đảo khi đi du lịch

Cẩn thận với các chiêu trò lừa đảo khi đi du lịch

Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 cũng như kỳ nghỉ hè đang đến gần là dịp để các gia đình tổ chức đi du lịch. Trước các chiêu trò ngày càng tinh vi như lừa đảo đặt tiền phòng, mua vé giá rẻ, tour du lịch giá rẻ, đặt tiệc... người dân và các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch cần hết sức tỉnh táo để tránh bị sập bẫy.

fb yt zl tw