Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Bản tình ca giữa núi và trà

0:00 / 0:00
0:00
1.png
t1.png

Từ trung tâm hành chính tỉnh Lào Cai, chúng tôi ngược Suối Giàng, nay thuộc xã Văn Chấn với chặng đường hơn 80 km. Rời phố lúc trời còn mờ sương, đường đi dễ dàng, càng lên cao, cảnh sắc càng mở ra xanh biếc như một bức tranh. Đồi chè tầng tầng lớp lớp, mây trắng sà xuống có lúc như bao trọn cả bản làng trong sớm mai.

3.png

Suốt cả tuần trước, mưa dầm rả rích, thế mà ngày tôi lên Suối Giàng, trời như chiều lòng người. Mặt trời vừa nhô lên đã chiếu rực cả mái gỗ xám nâu, ánh sáng xuyên qua tán chè cổ thụ, chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá lấp lánh. Ấn tượng nhất là những mái nhà bằng gỗ rêu phong. Không gian ấy mang sự tĩnh lặng, an nhiên hiếm thấy ở những nơi du lịch đông đúc.

5.png

Suối Giàng nằm ở độ cao 1.371 mét so với mực nước biển, quanh năm mát lạnh. Anh Hải Sơn - bạn đồng hành với tôi trong chuyến đi này, người từng nhiều năm công tác tại Trung tâm Văn hoá, Thể thao - Truyền thông huyện Văn Chấn (cũ) chia sẻ:

Ở Suối Giàng, một ngày có đủ cả 4 mùa. Sáng sớm sương mù bảng lảng, trưa nắng trong gió mát, chiều vàng như rót mật, đêm xuống se se lạnh. Không khí chẳng kém gì Sa Pa hay Đà Lạt.

Câu nói ấy càng khiến lòng tôi háo hức khám phá thiên nhiên và con người vùng đất này.

Suối Giàng không ồn ào, không tấp nập như Tả Van, Tả Phìn. Nơi đây chủ yếu đón khách trong nước, từng nhóm nhỏ, đôi ba bạn trẻ đi phượt hay các gia đình muốn tĩnh dưỡng. Giữa nhiều cơ sở lưu trú, chúng tôi dừng chân ở Suối Giàng Sky Gate, homestay nằm ở vị trí cao nhất vùng. Đây là tổ hợp lưu trú, ẩm thực, tổ chức các hoạt động ngoài trời, hướng đến trải nghiệm xanh và thân thiện với thiên nhiên.

6.png

Suối Giàng Sky Gate hiện có sức chứa gần 100 khách, gồm cả phòng riêng và nhà cộng đồng. Ông Trung chia sẻ thêm: “Khách chủ yếu lên vào cuối tuần và dịp lễ. Những ngày thường vắng hơn, có lẽ vì Suối Giàng vẫn còn là điểm đến mới mẻ với nhiều người”.

7.png

Hôm chúng tôi đến là ngày giữa tuần, chỉ có thêm 2 đoàn khách khác đang lưu trú. Anh Bùi Nhật Vinh, du khách từ Hà Nội chia sẻ: “Tôi từng đi nhiều nơi nhưng Suối Giàng mang lại cảm giác đặc biệt. Cảnh đẹp, đường dễ đi, thiên nhiên còn nguyên sơ, chưa bị thương mại hóa. Mọi thứ ở đây khiến người ta thư thái”.

t2.png

Nhắc đến Suối Giàng không thể không nhắc đến chè cổ thụ. Anh Sùng A Thông, cán bộ Phòng Văn hóa - Xã hội xã Văn Chấn đồng thời là người con của Suối Giàng dẫn tôi tới khu vườn có những gốc trà vài trăm năm tuổi, thân cây xù xì, phủ rêu mốc, sừng sững như chứng nhân thời gian giữa rừng xanh.

8.png

Anh Thông nói: Người dân nơi đây kể lại huyền tích rằng, có đôi vợ chồng người Mông lên nương, một lần, người vợ đau bụng giữa rừng. Người chồng bẻ lá cây có vị chát đun nước cho vợ uống và khỏi bệnh. Từ đó, người dân nhân rộng cây chè làm thuốc, làm nước uống. Cây chè gắn bó với Suối Giàng như vậy. Cây chè sống khỏe trong khí hậu se lạnh và đất núi đá, cho hương vị riêng biệt không nơi nào có được.

9.png

Sau khi dạo quanh khu vườn, chúng tôi ghé “Không gian văn hóa trà Suối Giàng” để thưởng trà. Cô gái trẻ Bích Ngọc tự giới thiệu là trà chủ (người pha trà) cùng trà nương (hỗ trợ trà chủ đưa chén mời khách) đón chúng tôi bằng nụ cười ấm áp. Không gian phòng trà nhỏ, có bếp lửa cháy nhẹ, có 4 loại trà được trà chủ giới thiệu gồm: bạch trà, hoàng trà, lục trà, hồng trà. Các loại trà được phân loại nhờ cách lên men và thu hái.

10.png

Chúng tôi được thưởng thức hồng trà, loại trà được giới thiệu phù hợp với sức khỏe và vẻ đẹp của phụ nữ. Trà nương đưa chén gồm một dài, một ngắn, trong khi trà chủ thực hiện từng thao tác: làm nóng ấm, cho trà, rót nước hạ nhiệt… Mỗi công đoạn đều chỉn chu, chậm rãi.

12.png

“Nhất thủy, nhì trà, tam pha, tứ ấm” chủ trà nói, như một câu dẫn dắt trải nghiệm thưởng trà. “Nước pha được lấy từ suối đầu nguồn, đun sôi rồi làm nguội bằng “tống điều thủy” vậy nên sự kết hợp giữa trà Shan tuyết cổ thụ và nguồn nước sẽ mang đến hương vị riêng cho trà Suối Giàng”, chủ trà chia sẻ.

Chúng tôi thưởng trà theo cách mà chủ trà hướng dẫn. Hương trà nhẹ thoảng, vị đậm dần khi nhấp môi. Trong khoảnh khắc ấy, tôi cảm nhận được trà không còn là nước, mà là sự chắt chiu, ôm ấp của núi rừng trong từng búp lá để mang đến một hương vị đặc biệt.

13.png

Thú vị hơn khi được lắng nghe chị Nguyễn Thu Hằng, quản lý “Không gian văn hóa trà” cho biết: “Trà Suối Giàng đã được chứng nhận OCOP 4 sao. Gần như du khách tới đây cũng mang về vài hộp làm quà”.

t3.png

Trong “Không gian văn hóa trà Suối Giàng”, anh Sùng A Thông chia sẻ: “Suối Giàng có hơn 10 hộ làm homestay, nhưng tiềm năng chưa được khai thác hết.

14.png

Không chỉ có chè cổ, Suối Giàng còn sở hữu nhiều điểm đến độc đáo như động Thiên Cung, Cốc Tình, các thác nước ẩn mình giữa rừng sâu, những triền núi xanh đầy mời gọi cho hành trình trekking, dã ngoại và khám phá thiên nhiên. Đặc biệt, khí hậu mát mẻ quanh năm là điều kiện lý tưởng để Suối Giàng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa lành và du lịch cộng đồng bền vững.

Suối Giàng vẫn còn là viên ngọc thô. Điều quan trọng làm sao để phát triển đúng hướng, giữ được bản sắc, bảo tồn cây chè, gìn giữ nếp sống của đồng bào Mông.

Anh Thông nói thêm: “Chúng tôi mong muốn du khách đến đây không chỉ ngắm cảnh, uống trà, mà còn để hiểu và trân quý một vùng đất có nhiều nét văn hóa độc đáo”.

Giữa bối cảnh ngành du lịch đang hướng đến giá trị xanh và bảo vệ môi trường, Suối Giàng được xem như một lựa chọn lý tưởng, nơi mà du khách không tìm kiếm những điều hào nhoáng, chỉ cần đủ tĩnh để lắng nghe tiếng gió qua đồi chè và nhấp một ngụm trà để hiểu hơn về đất, về người.

15.png

Tôi rời Suối Giàng khi đã lặng ngắm, đã hít căng lồng ngực cái mát lành của chè cổ thụ, của gió. Vẫn còn đó mùi trà thơm lẫn trong gió, những mái nhà gỗ phủ rêu. Người ta vẫn gọi Suối Giàng là “Sa Pa thứ 2”, nhưng tôi tin rằng nơi đây là một Suối Giàng độc bản, với mây ngàn, chè cổ, khí hậu mát lành và những con người dung dị giữa đại ngàn. Tôi đã ghi thêm một chấm nhỏ trên hành trình trải nghiệm du lịch của mình để giới thiệu tới bạn bè gần xa - một Suối Giàng đẹp như bản tình ca giữa núi và trà.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế truyền cảm hứng

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế truyền cảm hứng

Với đà tăng trưởng ấn tượng, du lịch được đánh giá là một trong 10 điểm sáng nổi bật của bức tranh kinh tế-xã hội đất nước nửa đầu năm nay. Để tiếp tục vươn lên khẳng định vai trò là động lực kinh tế, du lịch Việt Nam cần tận dụng thời cơ, phát huy lợi thế, xây dựng chiến lược quảng bá có chiều sâu gắn với hệ thống sản phẩm đa dạng, giàu trải nghiệm.

Cậy'Homestay của cựu chiến binh

Cậy'Homestay của cựu chiến binh

Trong ngôi nhà sàn mộc mạc mang tên Cậy'Homestay nép mình giữa núi rừng và cánh đồng lúa mênh mông, người cựu chiến binh Nguyễn Văn Cậy, 60 tuổi ở thôn Tha, phường Hà Giang 1 vẫn ngày ngày đón khách du lịch với nụ cười hiền từ và ấm áp. Ít ai biết rằng, phía sau homestay mang đậm hương núi rừng ấy là cả hành trình vượt khó, không lùi bước của một người lính từng cống hiến tuổi trẻ cho quê hương.

Du lịch bằng giấy thông hành hút khách

Du lịch bằng giấy thông hành hút khách

Thủ tục đơn giản, không phải chờ đợi lâu, đó là ưu điểm của du lịch bằng giấy thông hành. Thời gian qua, ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn đã chủ động triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển loại hình du lịch này.

Tạm ngừng các hoạt động ngoài trời, leo núi và các dịch vụ có nguy cơ mất an toàn trong thời gian bão đổ bộ

Tạm ngừng các hoạt động ngoài trời, leo núi và các dịch vụ có nguy cơ mất an toàn trong thời gian bão đổ bộ

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (WIPHA) năm 2025 và nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngày 20/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị trực thuộc, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn khẩn trương triển khai các phương án ứng phó.

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Việc hợp nhất hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai mới không chỉ mang ý nghĩa về mặt hành chính, tổ chức bộ máy mà đây còn là một cuộc “tái cơ cấu không gian phát triển” ở quy mô vùng, tạo điều kiện để Lào Cai định hình lại chiến lược tăng trưởng trong dài hạn. Trong đó, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, một trụ cột để phát triển kinh tế xanh, bảo tồn văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Lào Cai: Đánh thức "siêu vùng di sản" Tây Bắc

Lào Cai: Đánh thức "siêu vùng di sản" Tây Bắc

Sau cuộc hợp nhất lịch sử, một “siêu vùng di sản” đã hình thành, đặt Lào Cai trước vận hội lớn để bứt phá nhưng cũng đi kèm với những thách thức không nhỏ. Tầm nhìn chiến lược và những bước đi cụ thể đang được đặt ra để khai thác kho báu di sản phục vụ phát triển du lịch.

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Châu Phi, điểm đến du lịch đang trỗi dậy

Sở hữu thiên nhiên hoang dã, những bãi biển đẹp, di tích lịch sử và nền văn hóa bản địa đặc sắc, châu Phi đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách quốc tế. Lục địa Đen trở thành một điểm đến đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ du lịch thế giới.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Sức hút Sa Pa mùa lúa xanh

Tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, khi lúa vào mùa xanh mướt, nhiều du khách tìm đến các bản làng của Sa Pa để tận hưởng không khí mát lành và vẻ đẹp yên bình của vùng cao. Chính từ vẻ đẹp ấy, những trải nghiệm du lịch gắn với ruộng bậc thang mùa lúa xanh ngày càng được phát triển, sáng tạo và bền vững hơn.

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Du lịch Việt Nam tận dụng nội lực, mở rộng thị trường

Ngành du lịch Việt Nam đang có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ nếu biết tận dụng hai hướng đi song song, đó là gia tăng trải nghiệm cho du khách nội địa, đồng thời khai thác nhóm khách quốc tế đến từ các thị trường mới nổi với nhu cầu và hành vi hoàn toàn mới mẻ.

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Cần phối hợp đồng bộ để phát triển du lịch xanh tại Việt Nam

Du lịch xanh và du lịch trị liệu đang trở thành hướng đi bền vững cho ngành du lịch Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hậu đại dịch và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, ngành du lịch cần một chiến lược phát triển đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và cộng đồng địa phương.

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp không khói. Những show diễn văn hóa không chỉ góp phần quảng bá bản sắc dân tộc mà còn gia tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là tại các điểm đến du lịch biển - nơi kinh tế đêm đang từng bước được khai thác hiệu quả.

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

INFOGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

Trekking là hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để du khách khám phá thiên nhiên và giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, các chuyến trekking sâu trong rừng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Trang bị kĩ năng, kiến thức trước mỗi chuyến đi sẽ giúp du khách có chuyến trekking an toàn.

fb yt zl tw