Huyện Si Ma Cai cần đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình và giải ngân vốn đầu tư công

Đó là chỉ đạo của đồng chí Vũ Văn Cài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh trong buổi làm việc với UBND huyện Si Ma Cai về tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công, diễn ra vào chiều 24/4.

Tham gia buổi làm việc có đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Văn Dương, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai đã báo cáo nhanh với đoàn công tác về tiến độ giải ngân, chuẩn bị đầu tư các dự án năm 2023 trên địa bàn huyện.

1.JPG

Đồng chí Hoàng Văn Dương, Chủ tịch UBND huyện Si Ma Cai báo cáo tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện.

Theo đó, năm 2023, huyện Si Ma Cai được giao tổng kế hoạch vốn là 337,5 tỷ đồng (trong đó: Kế hoạch vốn 2022 thanh toán kéo dài sang năm 2023 là gần 1,7 tỷ đồng; kế hoạch vốn giao năm 2023 là 335,9 tỷ đồng). Đến thời điểm hiện tại, huyện đã giải ngân hơn 41,6 tỷ đồng, bằng 12% kế hoạch vốn.

Đối với các dự án đầu tư (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia), nhìn chung huyện triển khai đảm bảo tiến độ đề ra; việc thanh toán vốn, tạm ứng vốn cho nhà thầu và thu hồi vốn đảm bảo theo quy định.

Đối với tiến độ triển khai các công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, tổng số dự án huyện Si Ma Cai được giao thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 là 67 công trình. Trong đó, năm 2022 đã khởi công 33 công trình; năm 2023 khởi công 12 công trình; dự kiến số công trình khởi công giai đoạn 2024 - 2025 là 22 công trình. Tổng kế hoạch vốn năm 2023 là hơn 97,2 tỷ đồng; đã giải ngân được hơn 12,2 tỷ đồng, bằng 13% kế hoạch vốn.

4.JPG
3.JPG
Các thành viên đoàn công tác của tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Trong quá trình triển khai các công trình, dự án, huyện Si Ma Cai gặp một số khó khăn, vướng mắc như: 34/67 dự án giai đoạn 2021 - 2025 là đường giao thông nông thôn, việc mở rộng nền đường lên 6 m và bê tông mặt đường 3,5 m gặp khó do giá vật liệu tăng cao và nhiều hộ dân không sẵn sàng hiến đất; 57 công trình khởi công mới trong năm nay gặp vướng mắc dẫn tới tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công giao đạt thấp; thiếu vật liệu đá, cát để xây dựng các công trình; thiếu kinh phí thiết kế, xây dựng hệ thống phòng cháy, chữa cháy một số công trình theo quy định…

Để tháo gỡ những khó khăn trên, huyện Si Ma Cai đề nghị UBND tỉnh cấp bổ sung kinh phí cho huyện; các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh sớm cho phép khai thác mỏ đá tại địa phương để giảm giá thành vật liệu xây dựng; Sở Giao thông vận tải - Xây dựng có phương án báo cáo UBND tỉnh hỗ trợ huyện trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, thi công và bảo trì công trình xây dựng đặc thù...

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận làm rõ thêm những vấn đề vướng mắc trong triển khai các dự án và những giải pháp cần thực hiện để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Si Ma Cai.

2.JPG
Đồng chí Vũ Văn Cài, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Vũ Văn Cài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh nhấn mạnh: So với mặt bằng chung của tỉnh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của huyện Si Ma Cai còn thấp. Trong thời gian tới, UBND huyện cần cố gắng, quyết liệt hơn trong việc chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đang thực hiện và khởi công các dự án được giao vốn năm 2023; tích cực phối hợp với UBND huyện Bắc Hà trong tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng một số tuyến đường giao thông đang triển khai; tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất làm đường giao thông và các công trình. Đối với các dự án cần điều chỉnh, huyện Si Ma Cai cần có báo cáo sớm để Thường trực HĐND tỉnh thống nhất với UBND tỉnh có giải pháp điều chỉnh kịp thời.

Đối với các ý kiến, kiến nghị của huyện Si Ma Cai, đoàn công tác của tỉnh giao cho các sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu trong thời gian tới.

5.JPG
Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường Lùng Phình - Lùng Thẩn.
6.JPG
Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra công trình Trường Mầm non Nàn Sín.

Trước đó, đoàn công tác của tỉnh đã kiểm tra tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư như tuyến đường Lùng Phình - Lùng Thẩn, đường Sín Chéng - Nàn Sín, công trình xây dựng Trường Mầm non Nàn Sín, Trường PTDT bán trú Tiểu học số 1 Lùng Thẩn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Yên Bái được định hướng trở thành đô thị hai bên sông Hồng, là “trái tim” của vùng Tây Bắc, làm cầu nối giao thương của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng cũng cho biết, ngày 12/3/2025, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1997/VPCP-CN về việc đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính làm rõ nguồn vốn cho dự án (bao gồm cả nguồn vốn VEC có thể huy động) để nghiên cứu phương án đầu tư dự án.

Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

fb yt zl tw