Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà)

Chiều 26/11, tại huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Dự hội nghị, phía tỉnh Lào Cai (Việt Nam) có lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương; đại diện các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu, thương mại, logistics trong và ngoài tỉnh Lào Cai tham gia Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Về phía tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có lãnh đạo Cục Thương mại châu Hồng Hà. Ngoài ra có đại diện cơ quan quản lý trong lĩnh vực thương mại, đầu tư thuộc thành phố Thượng Hải, thành phố Thâm Quyến, tỉnh Tứ Xuyên, thành phố Trùng Khánh và các châu, thành phố lưu vực sông Hồng thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu khẩu, thương mại, logistics Trung Quốc.

baolaocai-br_img-6091.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam có vị trí, vai trò quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ quan trọng kết nối thị trường khu vực ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc; là trung tâm của hành lang Bắc - Nam trong hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông; có tiềm năng và lợi thế trong phát triển hạ tầng kinh tế cửa khẩu với hạ tầng giao thông và các dịch vụ hỗ trợ xuất - nhập khẩu ngày càng đồng bộ, hiện đại. Hiện tại, phía Việt Nam có gần 700 doanh nghiệp thường xuyên hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa qua cặp Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu.

baolaocai-br_img-6094.jpg
Các đại biểu dự hội nghị.

Tuy nhiên, việc xuất - nhập khẩu và phát triển hoạt động logistics qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như: Chi phí logistics qua tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh còn khá cao (trung bình 15 - 17 triệu đồng/container, tương đương 400 nghìn đồng/tấn hàng khô); chi phí logistics không ổn định, có sự chênh lệch lớn ở nhiều thời điểm trong năm…

baolaocai-br_img-6093.jpg
Doanh nghiệp Trung Quốc giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của đơn vị.

Tại hội nghị, đại diện cơ quan quản lý trong lĩnh vực đầu tư, thương mại hai bên đã thảo luận, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu, đặc biệt là những khó khăn trong phát triển hoạt động logistics qua cặp Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu. Cùng với đó là đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu; phát triển dịch vụ logistics qua các cửa khẩu giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam. Hai bên cũng thống nhất ký kết thỏa thuận khung về chiến lược phát triển logistics giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam trong thời gian tới.

baolaocai-br_img-6089.jpg
Doanh nghiệp hai nước trao đổi, thảo luận tại hội nghị.

Đại diện các doanh nghiệp hai bên cũng dành nhiều thời gian thảo luận, trao đổi, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và tổ chức kết nối giao thương, hợp tác trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu; thu hút đầu tư; phát triển hạ tầng logistics qua cặp Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu.

baolaocai-br_img-6090.jpg
Hai bên thống nhất ký kết thỏa thuận khung về chiến lược phát triển logistics giữa tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

Cam Đường là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, nơi thành lập chi bộ đảng nông thôn đầu tiên (trước khi chia tách) và cũng là nơi diễn ra khởi nghĩa võ trang đầu tiên của tỉnh. Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, vùng quê cách mạng ngày càng khang trang, no ấm. Từ một vùng đất thuần nông, giờ đây xã Cam Đường tự tin bước lên chặng đường mới, phấn đấu trở thành phường trong tương lai không xa. 

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức từ nhiều thay đổi của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

Năm 2024, huyện Bảo Yên phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm Bảo Hà, Vĩnh Yên, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan và Nghĩa Đô đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Huyện đã ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho các địa phương này, đồng thời vận động Nhân dân thực hiện hiệu quả các mô hình sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Trong 2 ngày (21 - 22/11/2024), Đội thi công hotline của Công ty Điện lực Lào Cai đã phối hợp với Điện lực thành phố Lai Châu (Lai Châu) và các đơn vị liên quan thi công đấu nối bằng công nghệ hotline, đưa vào vận hành đường dây và trạm biến áp thuộc công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

fbytzltw