Khai mạc Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024

Sáng 26/11, tại huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024, với chủ đề “Phát triển cùng chia sẻ - hợp tác cùng hưởng lợi”.

Dự lễ khai mạc, về phía Việt Nam có ông Hoàng Minh Sơn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh; đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh Lào Cai và các doanh nghiệp.

Về phía Trung Quốc có ông Vương Hạo, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam; ông Triệu Thụy Quân, Bí thư Châu ủy châu Hồng Hà; bà La Bình, Châu trưởng châu Hồng Hà (tỉnh Vân Nam).

baolaocai-br_mg-4385.jpg
baolaocai-br_mg-4392.jpg
Các đại biểu dự lễ khai mạc.

Hợp tác kinh tế thương mại là động lực của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới đã trở thành sự kiện hằng năm có vai trò nổi bật, tạo cơ hội quan trọng để giới thiệu tiềm năng kinh tế, đầu tư của mỗi nước, giúp doanh nghiệp các bên gặp gỡ đối tác, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh và cùng có lợi, cùng phát triển. Tỉnh Lào Cai luôn có số lượng doanh nghiệp tham gia lớn nhất tại hội chợ này. Năm nay, lần đầu tiên hội chợ được tổ chức quy mô cấp châu.

baolaocai-br_mg-4415.jpg
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại lễ khai mạc.

Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai nhấn mạnh: Chúng tôi luôn ủng hộ và coi trọng hợp tác Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời tin tưởng rằng hội chợ sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả quan hệ song phương giữa hai tỉnh Lào Cai và Vân Nam. Tỉnh Lào Cai luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc phát triển hợp tác kinh doanh, đầu tư tại Lào Cai. Chúng tôi cũng ủng hộ về sáng kiến nâng cấp hội chợ lên cấp châu, phù hợp với lợi ích chung của các bên để cùng nhau phát triển, cùng hưởng lợi.

Bà La Bình, Châu trưởng châu Hồng Hà cũng khẳng định: Việc tổ chức thành công Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt năm 2024 là hành động thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước cũng như thành quả cơ chế gặp gỡ thường niên và hội nghị tổ công tác liên hợp giữa Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam và 4 tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tôi tin rằng, dưới sự nỗ lực của cả hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác một cách toàn diện và cụ thể trong các lĩnh vực như: xây dựng khu ngành nghề qua biên giới, giao lưu kinh tế thương mại, xây dựng cửa khẩu thông minh, giảm giá thành, tăng hiệu suất, giao lưu du lịch nhân văn qua biên giới và thúc đẩy giao lưu hữu nghị các địa phương trên nhiều lĩnh vực.

Bà La Bình, Châu trưởng châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam phát biểu tại buổi lễ.

Bà La Bình, Châu trưởng châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam phát biểu tại buổi lễ.

Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024 được tổ chức tại châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ ngày 26/11 đến 1/12. Hội chợ bố trí gian hàng trang trí đặc biệt xoay quanh chuỗi ngành nghề, chuỗi cung ứng Trung - Việt, tạo nhiều cơ hội hợp tác giữa hai bên. Phía Trung Quốc bố trí 14 khu triển lãm trang trí đặc biệt. Đồng thời, lần đầu tiên dàn dựng khu kết nối thương mại và đầu tư nhằm xây dựng nền tảng giao lưu giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Trung - Việt; sắp xếp nhiều chương trình hoạt động giao lưu giới thiệu. Nhằm đổi mới hình thức tổ chức, hội chợ cũng lần đầu được tổ chức cấp châu và áp dụng mô hình vận hành theo thị trường giao cho doanh nghiệp trúng thầu tổ chức vận hành, giảm áp lực ngân sách, nâng cao hiệu quả tổ chức. Đây cũng là kỳ hội chợ đầu tiên mời 12 tỉnh, thành phố lưu vực sông Hồng phía Việt Nam tham gia, bố trí 200 gian hàng tại khu gian hàng Việt Nam, thu hút nhiều tổ chức, doanh nghiệp tham gia hội chợ và thu mua sản phẩm, dành nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Trung - Việt.

zz1.jpg
Các đại biểu ấn nút khai mạc hội chợ.

Bên lề hội chợ còn diễn ra các hội đàm như: Hội đàm công tác giữa Đoàn đại biểu kinh tế thương mại tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà); Hội nghị giới thiệu thu hút đầu tư liên hợp Trung - Việt; Hội nghị giới thiệu du lịch qua biên giới lưu vực sông Hồng Việt - Trung; giao lưu kinh tế thương mại quốc tế và hoạt động triển lãm sản phẩm dược liệu Trung - Việt (huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam).

baolaocai-br_mg-4440.jpg
Các đại biểu nghe giới thiệu về các gian hàng tại hội chợ.
baolaocai-br_mg-4553.jpg
baolaocai-br_mg-4527.jpg
Các đại biểu tham quan gian hàng của Việt Nam.

Sự kiện được tổ chức là hoạt động kế thừa và phát huy truyền thống hữu nghị Trung - Việt; cùng nhau xây dựng vành đai gương mẫu phát triển vùng biên giới Cộng đồng chia sẻ tương lai, mang lại lợi ích cho Nhân dân hai bên bằng thành quả hợp tác thiết thực, không ngừng làm phong phú thêm nội hàm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung - Việt.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

fb yt zl tw