Hi vọng cứu 4 thuyền viên kẹt trong con tàu lật úp

Đến tối 31-10, có tổng cộng 13 thuyền viên tàu chở hàng Hoàng Phúc 18 được cứu, vẫn còn 4 người mất tích trong tai nạn lật tàu giữa biển này.

Ngoài 12 thuyền viên được cứu sau khi tàu mới bị lật, trong ngày hôm qua lực lượng chức năng chỉ cứu được một thuyền viên.

Tàu Hoàng Phúc 18 (số hiệu BTh 97779 TS) có 17 thuyền viên, gặp nạn tại phao số 5, thuộc luồng hàng hải Soài Rạp, giáp ranh giữa H.Cần Giờ (TP.HCM) và Tiền Giang.

Cơ quan chức năng huy động hơn 100 người thuộc các lực lượng tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích. Ngoài các tàu, còn có một máy bay trực thăng cùng tìm kiếm. Tới 15g, công tác cứu hộ, cứu nạn buộc phải tạm dừng vì sóng to, gió lớn.

Trực thăng cùng tham gia tìm kiếm người mất tích tại khu vực tàu Hoàng Phúc 18 bị lật.
Trực thăng cùng tham gia tìm kiếm người mất tích tại khu vực tàu Hoàng Phúc 18 bị lật.

Tiếng gõ bên trong tàu chìm

5g30 sáng 31-10, PV Tuổi Trẻ theo tàu của lực lượng chức năng ra khu vực tàu gặp nạn để tìm kiếm 5 nạn nhân mất tích sau vụ lật tàu vào tối 30-10.

Do sóng to, gió lớn nên tàu của lực lượng kiểm ngư phải đậu cách tàu bị nạn 100m. Tàu Hoàng Phúc 18 (dài khoảng 60m) nằm lật úp giữa mặt nước.

Trong lúc mọi phương án tiếp cận đang bế tắc thì tàu cá của một ngư dân Tiền Giang xuất hiện, tàu này đưa các lực lượng lên thân tàu Hoàng Phúc 18.

Khi lực lượng cứu hộ đang tìm cách vào bên trong bỗng nghe nhiều tiếng gõ từ trong thân tàu. Các lực lượng cứu hộ lập tức triển khai phương án cứu người. Lần lượt các người nhái thay nhau ngụp lặn.

Theo người nhái Nguyễn Phạm Quốc Dũng, dù rất nỗ lực nhưng do các cánh cửa bên trong tàu đều bị áp lực của nước đẩy kẹt cứng, không tài nào vào được. Trong khi đó tiếng gõ trong thân tàu mỗi lúc một yếu dần...

Trước tình thế khẩn cấp, một ngư dân đề xuất kiếm thợ lặn chuyên nghiệp, sử dụng ống thông hơi có thể lặn được 1 - 2 giờ, đồng thời phương án sử dụng bình gió đá khoan thân tàu để vào bên trong.

Sau 30 phút lặn, ngư dân Nguyễn Minh Luân cứu được thuyền viên Nguyễn Trung Tường (quê Hà Tĩnh).

Suốt thời gian sau đó, dù rất nỗ lực nhưng lực lượng người nhái không thể tìm thêm một thuyền viên nào. Đến 15g sóng to, gió lớn uy hiếp nên công tác cứu nạn phải tạm dừng.

Bữa cơm đầy nước mắt

Chiều qua, tám trong số 13 thuyền viên tàu Hoàng Phúc 18 được cứu sống đã có một bữa cơm tại Vũng Tàu. Bữa cơm đầy cảm xúc, chan đầy nước mắt, tiếc thương cho những người còn mất tích.

Thuyền trưởng Nguyễn Hồng Sơn (57 tuổi, ngụ tại Vũng Tàu) là người dày dạn gió sương biển cả với gần 30 năm. Ông tâm sự từ năm 1986 đến nay, đi hàng trăm chuyến biển nhưng đây là lần đầu tiên ông gặp nạn kinh hoàng.

“Giờ mình ngồi ăn ở đây nhưng không biết mấy anh em còn nằm ở dưới tàu ra sao?” - người thuyền trưởng nức nở. Rồi cả bàn ăn im lặng, trên khóe mắt của mỗi người đều đẫm nước mắt.

Ông Nguyễn Đức Kỳ (51 tuổi, ngụ H.Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) nói: “Chẳng biết làm gì hơn, chỉ cầu xin cho những người còn mất tích tai qua nạn khỏi”. Cả bốn người đang mất tích đều là những người lao động chính, có vợ con đang chờ đợi.

Cũng chiều qua, tại nhà Đội biên phòng Long Hòa (H.Cần Giờ), anh Trần Minh Sang - một thuyền viên - cho biết tối 30-10 anh đang ngồi trên tàu ăn cơm thì thấy tàu chao đảo, mọi người la hét.

Anh bỏ chạy ra khỏi phòng nhưng không kịp. Nước ập vào phòng đẩy anh ngã nhào, con tàu lật nhanh. Anh Sang lặn xuống, lấy tay bấu vào các thanh sắt để tìm đường ra ngoài. Cách anh Sang không xa, thuyền viên Hồ Nam đang bám vào được mạn tàu.

Thấy anh Sang, Hồ Nam hét lớn: “Anh Sang ơi, sống rồi”. Anh Sang run bần bật quay lại nói: “Có hi vọng nhưng chưa chắc sống đâu”.

Còn anh Hoàng Văn Biên - một người được ngư dân cứu sống - nói có lúc đã muốn buông tay. Khi tàu chìm, anh Biên đứng sát cánh cửa buồng lái.

Nước cuốn dồn dập, anh Biên phải rướn mình nắm chặt thành cửa vượt qua dòng nước ngập và tự nhủ: “Mình phải ráng bám tàu để đợi người tới giúp”.

Anh Hoàng Văn Biên và anh Trần Minh Sang (quê Cam Ranh, Khánh Hòa) được ghe cá ngư dân Phạm Văn Thu (ấp Đồng Hòa, xã Long Hòa, H.Cần Giờ) cứu sống, còn anh Hồ Nam được những người khác cứu.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Thu thì ông tiếp tục ra hiện trường hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân mất tích. Bà Đẹt, vợ ngư dân Phạm Văn Thu, cho biết: “Ông về từ lúc 3g sáng, chỉ kịp tắm, ăn cơm rồi lại đi”.

Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

fbytzltw