Góp ý thực tâm, tiếp thu thực chất

Bấy lâu nay, hầu như các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước trước khi ban hành (hay sửa đổi, bổ sung) chủ trương, chính sách, cơ chế, quy định nào cũng đều lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học và những đối tượng liên quan trực tiếp hay chịu sự tác động của chủ trương, chính sách, quy định đó.

Cái hay của việc làm này là huy động, phát huy được trí tuệ tập thể, vì càng có nhiều đóng góp ý kiến, cơ quan soạn thảo và người có thẩm quyền càng có cơ hội tiếp cận, chọn lọc được những ý kiến xác đáng, phù hợp để hoàn thiện văn bản. Cũng nhờ đó mà giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, giá trị nhân văn của chủ trương, chính sách trở nên hoàn thiện hơn và phản ánh đúng quy luật cuộc sống, quy luật phát triển xã hội.

Góp ý thực tâm, tiếp thu thực chất
 Ảnh minh họa. 

Vấn đề mấu chốt là ở chỗ: Người góp ý có thực tâm không? Cơ quan xây dựng, soạn thảo văn bản và người có thẩm quyền tiếp thu có thực chất không? Nói ra điều này vì thời gian qua, nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều người không quan tâm đúng mức đến cả việc góp ý và tiếp thu. Người góp ý (bao gồm cơ quan cấp dưới, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có liên quan) đôi khi có cảm giác bị “bội thực” vì nhiều văn bản của cấp trên gửi xuống yêu cầu cấp dưới đóng góp ý kiến, nhưng hoặc do thiếu thời gian nghiên cứu, hoặc do tâm lý “mình ý kiến liệu cấp trên có tiếp thu không”, vì thế chỉ đóng góp qua loa, đại khái, cốt cho xong việc. Trong khi đó, cơ quan cấp trên, mà chủ yếu là bộ phận tham mưu cho cấp trên xây dựng, soạn thảo văn bản lại xem nhẹ, thậm chí làm ngơ, không rà soát, xem xét kỹ lưỡng các ý kiến đóng góp của cấp dưới nên văn bản sau khi ban hành cơ bản vẫn như ban đầu.

Đó là biểu hiện góp ý không thực tâm, tiếp thu không thực chất. Nói thẳng ra đây chính là bệnh hình thức trong quy trình xây dựng, soạn thảo, góp ý chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật còn tồn tại trong một bộ phận cơ quan công quyền ở nước ta hiện nay. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao một số văn bản, quy định của nhiều bộ, ngành, cơ quan và chính quyền địa phương ban hành chưa ráo mực đã không phát huy hiệu lực, hiệu quả, thậm chí phải sớm thu hồi vì không phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Cá biệt có bộ luật, có điều luật được chuẩn bị kéo dài hàng năm trời, với hàng chục cơ quan liên quan có ý kiến, hàng trăm người góp ý, nhưng cuối cùng cũng không được Quốc hội thông qua vì ít nhiều có biểu hiện cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của chính cơ quan xây dựng, soạn thảo luật. Theo các chuyên gia luật, trong khi người góp ý không xuất phát từ tấm lòng trung thành với lợi ích Tổ quốc, lợi ích nhân dân, lợi ích cho số đông, mà người có thẩm quyền (cơ quan có trách nhiệm) lại không thực lòng tiếp thu ý kiến thật sự xác đáng, tâm huyết của các chuyên gia, các nhà khoa học thì những bộ luật, điều luật sẽ rơi vào tình trạng “chưa nở đã tàn” là đương nhiên.

Nếu để bệnh hình thức tiếp tục tồn tại trong quy trình xây dựng, soạn thảo, lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện chủ trương, chính sách ở các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước thì không chỉ làm lãng phí thời gian, công sức (vì nhiều người đóng góp ý kiến nhưng không thực tâm, người có trách nhiệm tiếp thu không thực chất), mà còn tạo ra nguy cơ lãng phí niềm tin trong xã hội. Gọi là “lãng phí niềm tin” bởi lẽ niềm tin của nhân dân, niềm tin của xã hội vô hình trung bị hao tổn vào những quyết sách, văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính khả thi trong thực tiễn. Đây là mầm mống có thể gây bất ổn tâm lý xã hội mà các nhà xã hội học từng cảnh báo nên không thể xem thường.

Góp ý thực tâm, tiếp thu thực chất vừa là phương pháp làm việc khoa học, vừa là thái độ ứng xử khôn ngoan để tạo tiền đề cho ra đời những chủ trương, quyết sách đúng đắn, khả thi, vừa là một cách phòng ngừa, giảm thiểu những văn bản quy định theo kiểu “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất” như một đại biểu Quốc hội từng thẳng thắn nêu ra.

Báo Quân đội Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

Căng sức chữa cháy, cứu quần thể pơ mu lớn nhất huyện Văn Bàn

10 giờ 30 phút ngày 30/4, lực lượng kiểm lâm huyện Văn Bàn nhận được thông tin xuất hiện điểm cháy tại Tiểu khu 513 thuộc xã Khánh Yên Trung. Ngay sau đó, các lực lượng của 3 đơn vị: Ban Quản lý rừng phòng hộ, Hạt Kiểm lâm và Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Văn Bàn chia thành 3 mũi để tiếp cận điểm cháy.

Em yêu Tổ quốc

Em yêu Tổ quốc

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều hoạt động tăng cường công tác giáo dục truyền thống, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Tiệm nước "0 đồng"

Tiệm nước "0 đồng"

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường Trần Phú (thành phố Lào Cai) đã quen thuộc với một tiệm nước nhỏ miễn phí ở số nhà 1446, tổ 10, phường Nam Cường. “Nước lạnh miễn phí”, “Hãy đến khi bạn cần, mỗi người 1 chai”, “Xin cảm ơn”, đó là những lời giới thiệu, lời mời dễ thương, thân thiện đến từ tiệm nước “0 đồng” của anh Nguyễn Thành Chiến và chị Lý Thu Hằng.

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến bất thường

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.

Những người không nghỉ lễ

Những người không nghỉ lễ

Dịp lễ 30/4 - 1/5, người lao động cả nước được nghỉ 5 ngày. Trong khi nhiều người tranh thủ dịp lễ để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè… thì có những người vẫn miệt mài với công việc của riêng mình.

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Áo xanh tình nguyện trong mùa lễ hội

Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mọi lĩnh vực, tuổi trẻ thị xã Sa Pa đã có nhiều hoạt động góp sức phát triển, quảng bá du lịch, xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa thân thiện với du khách trong và ngoài nước. Cùng với các lực lượng khác, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 70 đoàn viên, thanh niên thị xã Sa Pa đã phát huy sức trẻ cùng phân luồng giao thông, hướng dẫn du khách. Áo xanh tình nguyện xuất hiện trên khắp nẻo đường Sa Pa.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

Những “công trình 1719”

Những “công trình 1719”

Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai hiệu quả các dự án thành phần. Nhờ đó, những “công trình 1719” đã hiện hữu ở các huyện vùng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Vòng xe quay đến đấu trường châu lục

Mặc dù mới đưa vào đào tạo, huấn luyện nhưng những năm gần đây, môn xe đạp của thể thao thành tích cao Lào Cai đã gặt hái được nhiều thành công, tạo tiếng vang ở các giải đấu trong nước và đang hướng đến đấu trường châu lục.

Người trẻ nghĩ về 30/4

Người trẻ nghĩ về 30/4

Đã 49 năm trôi qua nhưng khi đến dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử - ngày 30/4 thì mỗi người dân yêu nước đều có chung một tâm trạng, niềm cảm xúc tự hào về chiến thắng vẻ vang, oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Với thế hệ trẻ, dù sinh sau ngày giải phóng, được sống trong hòa bình nhưng dấu ấn về ngày thống nhất đất nước vẫn không thể phai nhòa, điều đó trở thành động lực sống, cống hiến sao cho xứng với sự hy sinh của thế hệ cha ông.

fb yt zl tw