Dược sĩ bỏ phố lên rừng vì cây dược liệu

Gia đình sống ở Thủ đô, bản thân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sa Pa đã lựa chọn lên Lào Cai để phát triển vùng trồng dược liệu an toàn.

DS3.jpg
Dược sĩ Đỗ Tiến Sỹ hướng dẫn người dân thu hoạch hoa, củ cây atiso.

Trong 13 năm kể từ ngày đặt chân lên mảnh đất Lào Cai (năm 2010), ông Sỹ đã góp phần giúp người dân địa phương trồng và duy trì gần 100 ha cây dược liệu, phần lớn là atiso, từng bước vươn lên thoát nghèo.

DS4.jpg
Tập huấn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây atiso.

Trước lúc rời công ty “mẹ” Traphaco đến vùng đất mới Lào Cai, dược sỹ Đỗ Tiến Sỹ từng là Phó Trưởng Phòng nghiên cứu của Traphaco, người đồng sáng tạo ra sản phẩm thuốc boganic. Khi bước chân lên Sa Pa xây dựng vùng nguyên liệu atiso phục vụ việc bào chế thuốc boganic, ông mang theo niềm tin lớn lao vào công việc mình làm, về khả năng tạo ra vùng trồng dược liệu quy mô lớn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế ngay tại mảnh đất này.

DS1.jpg
Người dân Sa Pa có thu nhập cao từ liên kết trồng cây atiso.

Có điều, đường lên Sa Pa khi đó rất khó khăn, chưa được mở rộng được như bây giờ. Ông Đỗ Tiến Sỹ tâm sự: Ngày đó, mỗi lần di chuyển từ Hà Nội lên Sa Pa là mất cả một ngày. Thêm vào đó, việc dời nhà từ Hà Nội lên Sa Pa cũng đồng nghĩa với bỏ lại nhiều mối quan hệ, rồi người thân lo lắng. Điều thuận lợi là vợ con ủng hộ việc ông làm, đó là động lực để ông vượt qua khó khăn.

DS2.jpg
Dây chuyền sản xuất atiso tại Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa.

Sau hơn 1 thập niên làm việc tại đây, ông và các cộng sự đã thay đổi vấn đề canh tác. Sau những nỗ lực của Traphaco Sa Pa và chính quyền địa phương, nhiều vùng đất ở Sa Pa đã được quy hoạch thành những khu vực trồng atiso rộng lớn, có năng suất, chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới về thực hành nuôi trồng và thu hái (GACP-WHO). Sản lượng thu hoạch atiso cũng tăng từ 100 tấn lá tươi lên 2.500 tấn mỗi năm. Diện tích vùng trồng từ 3 ha ban đầu tăng lên gần 100 ha, với gần 200 hộ tham gia vùng trồng.

DS5.jpg
Dược sỹ Đỗ Tiến Sỹ (phải ảnh).

Sự phát triển của đơn vị cũng tạo sự lan tỏa trong việc bảo tồn các loại cây thuốc quý khác, nhân rộng và thương mại hóa tốt hơn. Đặc biệt, qua đó còn tạo việc làm cho lao động tại địa phương.

LK.jpg
Nông dân thu hoạch lá cây atiso.

Việc trồng dược liệu atiso của Traphaco Sa Pa đã góp phần đánh thức tiềm năng của vùng đất, đồng thời đem theo vô số cơ hội khác, làm phong phú đời sống bà con nơi đây cũng như đóng góp vào công cuộc phát triển của địa phương.

Mặc dù doanh thu của Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sa Pa mới đạt khoảng 70 tỷ đồng/năm và mức lợi nhuận vài tỷ đồng/năm chưa phải là lớn, nhưng ở địa phương vùng cao còn nhiều khó khăn, thì thành công của dự án nông nghiệp là điều rất có ý nghĩa. Việc phát triển kinh tế vùng dược liệu còn mang lại các lợi ích khác như đảm bảo bình đẳng giới, thông qua quyền làm chủ kinh tế của phụ nữ trong gia đình.

LK4.jpg

Việc phát triển vùng trồng dược liệu còn giúp bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý, bảo vệ quỹ đất và đa dạng sinh học.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Bệ phóng" cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông

"Bệ phóng" cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) vừa được ký kết sẽ là “bệ phóng” cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang UAE và khu vực thị trường Trung Đông.

Chế biến sâu nâng cao giá trị dược liệu atiso Sa Pa

Chế biến sâu nâng cao giá trị dược liệu atiso Sa Pa

Với nhiều lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu trong phát triển cây dược liệu và thế mạnh chế biến sâu cây dược liệu atiso, thị xã Sa Pa đã từng bước nâng cao giá trị, thương hiệu của sản phẩm, góp phần ổn định thu nhập, cuộc sống cho người dân.

Ứng xử thế nào với các sàn thương mại điện tử hoạt động "chui"?

Ứng xử thế nào với các sàn thương mại điện tử hoạt động "chui"?

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Bộ Công Thương đã triển khai nhiều động thái để tăng cường quản lý Nhà nước về TMĐT; trong trường hợp cần thiết có thể có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp với các nền tảng vi phạm pháp luật Việt Nam.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

Kết nối giao thương hàng nông - lâm - thủy sản: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc

Kết nối giao thương hàng nông - lâm - thủy sản: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc

Thị trường Việt Nam và Trung Quốc còn nhiều dư địa để thúc đẩy thương mại, xuất - nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản. Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản năm 2024 tổ chức tại Lào Cai chiều 1/11 với hơn 70 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tham gia càng khẳng định điều đó qua nhận định, chia sẻ của một số đại diện doanh nghiệp hai quốc gia.

[Ảnh] Bản Xèo nhộn nhịp mùa thu hoạch dong riềng

[Ảnh] Bản Xèo nhộn nhịp mùa thu hoạch dong riềng

Cây dong riềng bén rễ ở xã Bản Xèo huyện Bát Xát từ rất lâu và đã trở thành cây trồng chủ lực, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Năm nay, cây dong riềng lần đầu vượt nhiều dấu mốc quan trọng như diện tích, năng suất và giá bán.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw