Kết nối giao thương hàng nông - lâm - thủy sản: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc

Thị trường Việt Nam và Trung Quốc còn nhiều dư địa để thúc đẩy thương mại, xuất - nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản. Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản năm 2024 tổ chức tại Lào Cai chiều 1/11 với hơn 70 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tham gia càng khẳng định điều đó qua nhận định, chia sẻ của một số đại diện doanh nghiệp hai quốc gia.

Mong muốn tìm kiếm doanh nghiệp Việt Nam nhập nông sản đã qua chế biến

Công ty TNHH Thương mại Long Đỉnh Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) là đơn vị nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu các mặt hàng nông sản qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, trong đó chủ yếu nhập khẩu trái cây tươi như thanh long, chuối, dưa hấu và một số nông sản khác…

Ông Lèo Cẩm Long, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Long Đỉnh Hà Khẩu chia sẻ: Tôi thấy hiện nay, các thủ tục và hoạt động thông quan đã nhanh, thuận lợi hơn trước nhiều. Tuy nhiên, đối với mặt hàng trái cây tươi, tôi hi vọng tốc độ thông quan qua cửa khẩu sẽ nhanh hơn nữa để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Thông qua hội nghị này, tôi mong sẽ tìm kiếm được nhiều đối tác hơn trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu, trong đó có các doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu một số thực phẩm đã qua chế biến, ví dụ như trái cây khô; trái cây đã xuất sang Trung Quốc, sau khi chế biến có thể nhập khẩu trở lại Việt Nam...

Hy vọng mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc

Bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH sản xuất và thương mại cà phê Thanh Toàn đến từ Lâm Đồng chia sẻ: Là 1 trong 48 doanh nghiệp Việt Nam có mặt tại hội nghị xúc tiến, chúng tôi mang tới đây những sản phẩm thế mạnh như cà phê nguyên chất, cà phê hòa tan, hạt cà phê...

baolaocai-bl_a1-5.jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH sản xuất và thương mại cà phê Thanh Toàn giới thiệu sản phẩm cà phê của công ty.

Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng có những “chỉ số vàng” tạo nên hạt cà phê chất lượng như có độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, khí hậu ôn đới mát quanh năm. Sản phẩm cà phê của công ty đã xuất khẩu sang thị trường Dubai, Mỹ, Anh, Campuchia. Trung Quốc là thị trường lớn, nhu cầu tiêu dùng cà phê cao, bởi vậy, hy vọng thông qua việc tham gia hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu và ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với doanh nghiệp nước bạn, công ty của tôi sẽ có cơ hội tìm được đối tác để mở rộng thị trường xuất khẩu. Tham gia hội nghị, tôi cũng đã giao lưu, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để cải tiến, điều chỉnh sản xuất, kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường; kết nối, học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp để công ty có định hướng phát triển hiệu quả.

Tìm kiếm đối tác xuất khẩu qua Lào Cai

Ông Nguyễn Văn Quyết, Giám đốc Công ty cổ phần Thịnh Puts, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, tôi mong muốn qua hội nghị này sẽ tìm kiếm được đối tác để đưa sản phẩm trái cây, nông sản của miền Nam sang thị trường Trung Quốc thông qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai.

Trước khi đến Lào Cai, tôi đã tìm hiểu và biết hiện có nhiều trái cây tươi và nông sản đã được xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sắt của Lào Cai. Tỉnh Lào Cai cũng có nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu qua cửa khẩu.

Mặt hàng sầu riêng được khách hàng Trung Quốc khá ưa chuộng và đang được tạo điều kiện thuận lợi khi thông quan. Vì vậy, nếu tìm được đối tác, tôi sẽ xúc tiến xuất khẩu sầu riêng qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. Tuy nhiên, vấn đề mà tôi băn khoăn là phí đường bộ khá cao, quãng đường di chuyển xa nên cần phải tính toán và có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ, tin cậy trước khi xúc tiến.

Hợp tác cùng có lợi

Phát biểu tại hội nghị, ông Thi Tùng Phong - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH chuỗi cung ứng Di Thụy Hà Khẩu, Trung Quốc đã giới thiệu sản phẩm chính của công ty là rượu vang, rượu ngâm trái cây. Ông Phong cho biết, nhu cầu nhập khẩu của công ty là hạt cà phê để phục vụ việc chế biến sâu các sản phẩm cà phê. “Chúng tôi có khu chế biến rộng hơn 20 nghìn m2 với dây chuyền sản xuất thông minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, công suất chế biến hằng ngày là 35 tấn và sản lượng hằng năm là 10 nghìn tấn. Hiện nay, nhu cầu nhập hạt cà phê là 6 nghìn tấn mỗi năm”, ông Phong cho hay.

baolaocai-bl_img-2222.jpg
Ông Thi Tùng Phong - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH chuỗi cung ứng Di Thụy Hà Khẩu, Trung Quốc phát biểu tại hội nghị.

Ông Phong cũng giới thiệu thêm, thành phố Di Lặc trồng 100 nghìn mẫu nho với hơn 10 giống nho khác nhau, tạo nên sản phẩm rượu vang chất lượng cao. Hiện hầm rượu Di Lặc có diện tích hơn 110 nghìn m2, sản phẩm được xuất khẩu sang nhiều nước như Nga, Myanma, Thái Lan và một số nước khác. Nho tươi Di Lặc đã đạt tiêu chuẩn chỉ dẫn địa lý nông sản Trung Quốc với diện tích chứng nhận 40 nghìn mẫu và đăng ký nhiều nhãn hiệu, ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác như táo, cam, quýt…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Mầm hy vọng trên đồng đất Bát Xát

Tái thiết xanh sau thiên tai: Bài 2: Mầm hy vọng trên đồng đất Bát Xát

Sau lũ, hơn 1 ha đất trồng rau của gia đình ông Nguyễn Văn Nguyên, ở thôn An Thành, xã Quang Kim bị phủ bởi lớp đất pha cát dày gần 2 mét. Ông Nguyên chia sẻ: Trước khi xảy ra lũ đợt 1, gia đình đang chuẩn bị thu hoạch lứa rau gia vị các loại và rau bắp cải trồng trong tháng 8, ước tính cả gốc và lãi hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng, mưa lũ đã vùi lấp tất cả.

Phát huy hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát huy hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, nhiều chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát huy hiệu quả, giúp tỉnh Lào Cai từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

[Ảnh] Tả Phời hôm nay

[Ảnh] Tả Phời hôm nay

Tả Phời từng là xã khó khăn nhất trong những ngày đầu thị xã Lào Cai trở thành thành phố năm 2004. Đến nay, sau 20 năm xây dựng và phát triển, diện mạo xã vùng cao này đã đổi thay toàn diện về mọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.

Nỗ lực phát triển Petrovietnam thành tập đoàn năng lượng quốc gia

Nỗ lực phát triển Petrovietnam thành tập đoàn năng lượng quốc gia

Tối 1/12, tại Trung tâm công nghiệp năng lượng và hậu cần kỹ thuật PTSC ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC) tổ chức.

fbytzltw