Ðón tết trên đỉnh Fansipan

LCĐT - Ðối với người Việt nói chung và những người đi làm ăn xa nhà nói riêng, tết là dịp đoàn viên, trở về bên gia đình, người thân. Có những người do đặc thù công việc không thể về nhà dịp tết; có người lại chọn đi du lịch và đón tết cùng gia đình, bạn bè ở những vùng đất đặc biệt. Trong ngày đầu tiên của năm Kỷ Hợi, chúng tôi đã được gặp những người đón tết trên đỉnh Fansipan - “Nóc nhà Đông Dương” với những cảm xúc đặc biệt.

Lee Joo Ho (người cầm thẻ tên) cùng nhóm sinh viên Hàn Quốc đón Tết Việt Nam trên đỉnh Fansipan.
Lee Joo Ho (người cầm thẻ tên) cùng nhóm sinh viên Hàn Quốc đón Tết Việt Nam trên đỉnh Fansipan.

Nằm ở độ cao 3.143 m so với mực nước biển, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vỹ, Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam và được ví như “Nóc nhà Đông Dương”. Đối với mỗi người Việt, Fansipan là nơi linh thiêng, hội tụ linh khí của trời đất, nơi mà ai cũng muốn một lần chinh phục và chạm tay vào đỉnh núi. Năm 2016, Tập đoàn Sun Group đã đưa vào vận hành hệ thống cáp treo 3 dây hiện đại, rút ngắn thời gian chinh phục đỉnh Fansipan từ 2 ngày xuống còn 20 phút, khiến giấc mơ chinh phục đỉnh cao trở nên dễ dàng với bất cứ ai. Cùng với đó, quần thể công trình Phật giáo tiêu biểu, như Vọng Lĩnh cao đài, Bảo An thiền tự, Bích Vân thiền tự, Kim Sơn Bảo Thắng tự, đường La Hán, tượng Quan thế âm bồ tát… và mới đây, ngọc xá lợi Phật được các cao tăng Myanmar trao tặng được Khu du lịch cáp treo Fansipan mang về đặt trong lòng đại tượng Phật tại Fansipan càng làm nơi đây trở thành điểm đến đặc biệt, hấp dẫn trong dịp đầu năm mới.

Người đầu tiên chúng tôi tìm gặp tại đỉnh Fansipan trong buổi sáng đầu tiên của năm Kỷ Hợi là anh Đào Văn Vinh (quê ở Yên Bái), nhân viên vận hành tàu hỏa leo núi của Khu du lịch cáp treo Fansipan. Từ khi vào làm tại Khu du lịch cáp treo Fansipan, đây là năm thứ 2 liên tiếp anh Vinh đón tết ở Sa Pa. Do trực vận hành và chuẩn bị đón khách trong sáng đầu tiên của năm mới, Vinh và gần 20 nhân viên khác phải lên từ hôm trước, ở lại và đón giao thừa trên đỉnh Fansipan. Đây cũng là lần đầu tiên Vinh được đón giao thừa ở một nơi đặc biệt như thế.

Ðón tết trên đỉnh Fansipan ảnh 2
Gia đình anh Đỗ Xuân Nam chụp ảnh trên đỉnh Fansipan hùng vỹ.

“Đêm 30, gần 20 anh em trên đỉnh Fansipan ngồi quây quần bên mâm cỗ tết, ai cũng nhớ nhà, nhớ người thân, thi thoảng có người lại lấy điện thoại ra gọi về xem ở nhà đón tết ra sao. Vừa ngồi xem chương trình Táo quân, mọi người vừa kể cho nhau nghe về tết quê mình và động viên nhau cho vơi nỗi nhớ. Được công ty quan tâm nên tết ở đây không thiếu thứ gì, có hoa đào, bánh chưng và cả những tấm lòng cùng hướng về quê nhà của những người xa quê. Đón tết ở đây rất khác, giây phút giao thừa mọi người đều đứng dưới chân cột cờ Tổ quốc, ai cũng bồi hồi, xúc động xen lẫn tự hào” - Đào Văn Vinh tâm sự.

Trong hành trình lên đỉnh Fansipan sáng mồng 1 Tết, tôi được đồng hành với gia đình ông Phạm Văn Xuyền, cựu giảng viên Học viện Hậu cần (Hà Nội). 75 tuổi, vượt hơn 300 cây số từ Hà Nội đến Sa Pa, đây là lần đầu tiên ông được đặt chân lên đỉnh Fansipan, đồng hành với ông là vợ và con trai. Ông quyết định cùng gia đình đón tết ở Fansipan, bởi với ông, Fansipan không chỉ là đỉnh núi, mà còn là nơi linh thiêng, chiêm bái, cầu an, nhất là khi ngọc xá lợi Phật vừa được đưa về đặt tại đây. Ông Xuyền tâm sự: “Sau khi nghỉ hưu, tôi có gần 6 năm công tác ở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thường xuyên đi chùa bái Phật. Đi lễ đầu năm cũng là một nét văn hóa của người Việt, cầu cho gia đình bình an. Ở nơi cao nhất Đông Dương, lại có cột cờ Tổ quốc, có các điểm đến tâm linh, nên tôi chọn làm điểm đến trong ngày đầu tiên của năm mới”.

Cũng như gia đình ông Xuyền, gia đình anh Đỗ Xuân Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng vượt cả nghìn cây số để đến Fansipan trải nghiệm, tham quan, chiêm bái dịp tết. “Tết ở Fansipan cũng rất gần gũi, có cả bạn bè trong nước và nước ngoài. Gia đình tôi rất hạnh phúc khi cùng nhau đón tết ở nơi đặc biệt như thế này” - anh Nam nói.

Anh Đào Văn Vinh, nhân viên vận hành tàu hỏa leo núi lần đầu tiên đón giao thừa trên đỉnh Fansipan.
Anh Đào Văn Vinh, nhân viên vận hành tàu hỏa leo núi lần đầu tiên đón giao thừa trên đỉnh Fansipan.

Trong những du khách đến đỉnh Fansipan ngày đầu tiên của năm mới, có rất nhiều khách du lịch người nước ngoài, đặc biệt là khách đến từ các nước có phong tục đón tết cổ truyền theo âm lịch giống người Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc… Trong lúc loay hoay chụp ảnh đỉnh Fansipan, chúng tôi được Lee Joo Ho, sinh viên người Hàn Quốc bắt chuyện, nhờ chụp ảnh. Qua làm quen, chúng tôi được biết Lee Joo Ho và hơn 100 sinh viên đang theo học Tiếng Việt tại Đại học Y tế công cộng Hà Nội. Anh cùng bạn bè được nghỉ tết, nhưng không về Hàn Quốc mà chọn Sa Pa làm điểm đến và khám phá.

Lee Joo Ho cho biết: “Ở Hàn Quốc chúng tôi cũng đón tết âm lịch như các bạn. Được đón tết ở Việt Nam là một trong những trải nghiệm tuyệt vời. Lần đầu tiên chúng tôi được đón tết không phải ở đất nước mình, vừa có cảm giác gần gũi, thân quen, vừa thú vị. Tôi được người dân dạy gói bánh chưng, được thưởng thức bánh chưng của người Việt, đó là món ăn rất ngon. Khi về nước, có cơ hội, tôi sẽ làm bánh chưng để cho người thân thưởng thức. Được đón tết cùng các bạn ở nơi đẹp như Fansipan sẽ là trải nghiệm không thể quên đối với chúng tôi”.

Qua trò chuyện với mỗi nhân viên, du khách trong và ngoài nước trong ngày đầu tiên của năm mới trên đỉnh Fansipan, chúng tôi có chung một cảm nhận, ai cũng vui vẻ, hạnh phúc và tự hào khi được tham quan, chiêm bái, trải nghiệm và đón tết ở nơi đặc biệt như “Nóc nhà Đông Dương”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàm Rồng “thức giấc”

Hàm Rồng “thức giấc”

Khu du lịch sinh thái Hàm Rồng từng là điểm đến nổi tiếng bậc nhất ở Sa Pa, một thời là niềm tự hào của du lịch Lào Cai. Tuy nhiên, theo thời gian, với sự xuất hiện của hàng loạt điểm đến mới, Hàm Rồng dường như bị lãng quên, lặng lẽ đứng ngoài dòng chảy sôi động của ngành công nghiệp không khói. Vậy nhưng, trong thời gian gần đây, Hàm Rồng đang dần “thức giấc”.

Sự kết hợp hiệu quả thể thao và du lịch

Sự kết hợp hiệu quả thể thao và du lịch

Giữa tiết trời tháng 5 rực nắng, thành phố Đà Nẵng không chỉ rộn ràng bởi mùa du lịch hè đang bước đợt cao điểm mà còn sôi động với một sự kiện thể thao đỉnh cao: Giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân lần thứ 43 tranh Cúp PetroVietnam-PVCFC năm 2025.

Tái cấu trúc du lịch, giữ hồn bản sắc

Tái cấu trúc du lịch, giữ hồn bản sắc

Chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra những chuyển động lớn cho ngành du lịch. Không đơn thuần là thay đổi ranh giới địa lý, việc sắp xếp lại đặt ra yêu cầu tái cấu trúc chiến lược phát triển, xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch liên vùng nhưng vẫn bảo lưu bản sắc văn hóa, tạo sức hút cho điểm đến.

Khi điện ảnh hút khách du lịch

Khi điện ảnh hút khách du lịch

Tại Liên hoan phim quốc tế Cannes - một trong những liên hoan phim uy tín và danh giá nhất thế giới vừa diễn ra tại Pháp, đoàn Việt Nam tạo được ấn tượng mạnh mẽ với nhiều hoạt động quảng bá điện ảnh, du lịch và văn hóa đặc sắc. Đây có thể nói là cơ hội “vàng” không chỉ cho điện ảnh mà cho cả du lịch, khi xu hướng du lịch trải nghiệm, du lịch gắn với điện ảnh ngày càng được ưa chuộng...

Văn Chấn phát triển du lịch gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Văn Chấn phát triển du lịch gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Những năm qua, huyện Văn Chấn luôn quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống dân tộc để phát triển du lịch. Từ lợi thế đó đã góp phần đưa Văn Chấn trở thành điểm đến được nhiều du khách lựa chọn.

[ẢNH] Khám phá vẻ đẹp động Gốc Găng

[ẢNH] Khám phá vẻ đẹp động Gốc Găng

Động Gốc Găng nằm trong lòng núi đá thuộc xã Lùng Vai, huyện Mường Khương. Trong lòng hang động không chỉ có nhiều nhũ đá đẹp mà còn có những dấu tích mang giá trị quan trọng về khảo cổ học. Hành trình khám phá động Gốc Găng đem lại cho chúng tôi những trải nghiệm khó quên.

Di sản trong guồng quay du lịch

Di sản trong guồng quay du lịch

Du lịch gắn với di sản văn hóa và thiên nhiên đang trở thành một trong những động lực phát triển kinh tế-xã hội quan trọng của nhiều địa phương. Từ vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến các trung tâm di sản quốc gia và quốc tế, nhiều nơi đã biến di sản thành tài sản.

Làng Sen, điểm hẹn tháng 5

Làng Sen, điểm hẹn tháng 5

Ở miền quê xứ Nghệ, trên mảnh đất xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tháng 5 càng thêm ý nghĩa trong hương sen ngào ngạt và từng bước chân thành kính của dòng người về đây tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp Si Ma Cai

Vẻ đẹp Si Ma Cai

Mặc dù đã vào hạ, nhưng ở huyện Si Ma Cai - nơi trùng điệp núi rừng - thời tiết như mới bước vào thu. 

Trải nghiệm du lịch xanh đất Ngọc

Trải nghiệm du lịch xanh đất Ngọc

Du lịch xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu tất yếu để bảo đảm sự phát triển bền vững. Vì vậy, những năm qua, huyện Lục Yên đã khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng các dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các xã Khai Trung, Mường Lai, Lâm Thượng và xây dựng khu trưng bày, bán các sản phẩm lưu niệm từ đá quý, đá trắng, đặc sản của địa phương để thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế bền vững.

Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành điểm đến du lịch y tế

Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành điểm đến du lịch y tế

Đà Nẵng có đủ điều kiện trở thành trung tâm du lịch y tế hàng đầu miền Trung và cả nước. Loại hình du lịch này còn khá mới. Nắm bắt xu hướng đó, TP.Đà Nẵng đã có Đề án phát triển Du lịch Y tế giai đoạn 2025 - 2030, mục tiêu là nâng cao chất lượng dịch vụ phát triển du lịch y tế, góp phần tăng trưởng 2 con số.

Truyền thông góp sức xây dựng thương hiệu du lịch

Truyền thông góp sức xây dựng thương hiệu du lịch

Tỉnh Yên Bái đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cả nước. Với tiềm năng phong phú, từ cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đến những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa, Yên Bái đang nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch riêng, trong đó vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng.

fb yt zl tw