[ẢNH] Khám phá vẻ đẹp động Gốc Găng

Động Gốc Găng nằm trong lòng núi đá thuộc xã Lùng Vai, huyện Mường Khương. Trong lòng hang động không chỉ có nhiều nhũ đá đẹp mà còn có những dấu tích mang giá trị quan trọng về khảo cổ học. Hành trình khám phá động Gốc Găng đem lại cho chúng tôi những trải nghiệm khó quên.

0:00 / 0:00
0:00
baolaocai-c_1.jpg
baolaocai-c_2.jpg
Động Gốc Găng nằm trong lòng núi đá thuộc khu vực giáp ranh giữa thôn Lùng Vai và thôn Giáp Cư, xã Lùng Vai, huyện Mường Khương. Động cách đường lớn khoảng 50 m nên việc đi lại khá thuận tiện.
baolaocai-c_4.jpg
Từ đường chính phải đi qua một nương ngô của người dân, sau đó dễ dàng nhìn thấy cửa động phía ngoài rất rộng, phía trong có khe hẹp dẫn vào lòng động.
baolaocai-c_5.jpg
baolaocai-c_6.jpg
Vào trong lòng động khoảng 10 m đã thấy có rất nhiều nhũ đá to và đẹp được thiên nhiên tạo ra. Mặc dù ngoài trời nắng gắt và nóng nhưng trong động rất mát.
baolaocai-c_12.jpg
Trên trần động có vô số thạch nhũ với hình dáng phong phú, nhiều màu sắc.
baolaocai-c_8.jpg
Động Gốc Găng có chiều dài hơn 150 m, đoạn rộng nhất khoảng 9 m, độ cao từ mặt động tới trần động khoảng 7 m. Càng vào sâu trong lòng động càng có nhiều nhũ đá đẹp, khi soi đèn vào thấy nhiều màu óng ánh.
baolaocai-c_7.jpg
Để khám phá vẻ đẹp của hang động không thể thiếu những chiếc đèn pin.
baolaocai-c_15.jpg
Trong lòng động chia ra 4 cung chính được ngăn cách tự nhiên bởi những vách đá, trong mỗi cung lại có nhiều ngóc ngách, thạch nhũ. Đoạn phía cuối động chỉ rộng khoảng 2 m đủ 1 người chui lọt.
baolaocai-c_13.jpg
Động Gốc Găng là động cạn nhưng trong lòng vẫn có mạch nước chắt lọc trong lòng núi đá nhỏ giọt xuống, tiếp tục hình thành những nhũ đá mới.
baolaocai-c_16.jpg
Ở phía cửa động có nhiều vỏ ốc núi bị phong hóa. Năm 2019, đoàn khảo sát của Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam đào 1 hố thám sát, qua đó phát hiện hàng trăm mảnh ốc núi và một số mảnh sắt. Theo kết luận của Viện Khảo cổ học Việt Nam, các hiện vật tìm được cho thấy có khả năng động là nơi cư trú của người cổ xưa.
baolaocai-c_17.jpg

Hiện nay, động Gốc Găng đang được Bảo tàng tỉnh Lào Cai lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh để thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, gắn với phát triển du lịch của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành điểm đến du lịch y tế

Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành điểm đến du lịch y tế

Đà Nẵng có đủ điều kiện trở thành trung tâm du lịch y tế hàng đầu miền Trung và cả nước. Loại hình du lịch này còn khá mới. Nắm bắt xu hướng đó, TP.Đà Nẵng đã có Đề án phát triển Du lịch Y tế giai đoạn 2025 - 2030, mục tiêu là nâng cao chất lượng dịch vụ phát triển du lịch y tế, góp phần tăng trưởng 2 con số.

Truyền thông góp sức xây dựng thương hiệu du lịch

Truyền thông góp sức xây dựng thương hiệu du lịch

Tỉnh Yên Bái đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cả nước. Với tiềm năng phong phú, từ cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đến những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa, Yên Bái đang nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch riêng, trong đó vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng.

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

fb yt zl tw