Trải nghiệm du lịch xanh đất Ngọc

Du lịch xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu tất yếu để bảo đảm sự phát triển bền vững. Vì vậy, những năm qua, huyện Lục Yên đã khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng các dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các xã Khai Trung, Mường Lai, Lâm Thượng và xây dựng khu trưng bày, bán các sản phẩm lưu niệm từ đá quý, đá trắng, đặc sản của địa phương để thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế bền vững.

0:00 / 0:00
0:00

Xới Farmstay nằm giữa thung lũng Lâm Thượng có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, bản làng người Tày thân thiện. Xây dựng năm 2017, tại đây, du khách có thể đắm mình trong cuộc sống thôn quê với các hoạt động đạp xe qua những cánh đồng lúa xanh mướt, trekking bên các thác nước và rừng, bơi bè tre hoặc tham gia các công việc nhà nông nghiệp như gặt lúa, trồng rau...

350287-trai-nghiem-du-lich.jpg
Du khách nước ngoài trải nghiệm tại Xới Farmstay.

Du khách cũng được trải nghiệm văn hóa Tày qua việc học làm nón, nhuộm vải và thưởng thức các món ăn đậm hương vị núi rừng. Với những người yêu thích phiêu lưu, có thể khám phá hang động, leo đồi. Với những người thích yên tĩnh, có thể ở phòng nghỉ, thư giãn, đọc sách, cắm hoa, ngâm chân thảo dược.

Chị Hoàng Thị Xới - chủ Xới Farmstay chia sẻ: "Chúng tôi chuẩn bị những món ăn bản địa như măng mai, cá bỗng, gà trống thiến, vịt bầu Lâm Thượng, bánh mọc vịt, thịt mắm... với tất cả nguyên liệu đều tươi sạch, được nuôi trồng tại bản để du khách thưởng thức”. Nhờ vậy, lúc nào Xới Farmstay cũng đông khách, chỉ tính năm 2024 đã đón trên 500 lượt khách lưu trú, tạo việc làm cho 10 lao động thời vụ cũng như tiêu thụ lượng lớn nông sản cho bà con trong xã.

Nắm bắt nhu cầu du lịch trải nghiệm, du lịch xanh của du khách, thời gian qua, huyện Lục Yên đã phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch đặc trưng, phù hợp với tiềm năng của địa phương như: xây dựng các điểm du lịch Lâm Thượng, Tân Phượng, Liễu Đô, Mường Lai, An Phú, Phan Thanh và các xã lân cận với các hoạt động leo núi Pù Lung Trạng; tham quan, ăn uống, tắm thác Nặm Chắn; khám phá hang Thẳm Dường; trải nghiệm lên rừng lấy củ nâu về tự nhuộm vải; chèo bè Phai Luông, đạp xe khám phá văn hóa địa phương, câu cá; tự trồng hoa, trồng ngô và các loại rau tại vườn; tắm, ngâm chân bằng lá thuốc của dân tộc...

Ở đây, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống, đặc trưng của địa phương và tìm hiểu về các lễ hội: đình Làng Xóa xã An Phú, Xo May xã Mường Lai, Cắc Kéng xã Khánh Thiện, Ngày hội Pay Tái xã Lâm Thượng... với nhiều hoạt động bản sắc, hấp dẫn. Tại điểm du lịch thị trấn Yên Thế, Tô Mậu, Tân Lĩnh, Tân Lập, Khai Trung, huyện cũng phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch như: khám phá hang động kết hợp du lịch trải nghiệm, sinh thái; du lịch cộng đồng tại xã Khai Trung, Tân Lập.

Tại đây, du khách được tìm hiểu các lễ hội truyền thống: đền Đại Cại xã Tân Lĩnh, đền Suối Tiên xã Tô Mậu, thăm chợ đá quý thị trấn Yên Thế... Để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch xanh trên cơ sở giá trị tài nguyên của địa phương, ông Triệu Văn Huấn - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lục Yên cho biết: "Huyện đã có kế hoạch khai thác, đầu tư phù hợp, xây dựng thành sản phẩm du lịch chủ đạo để phục vụ quanh năm theo hướng "Xanh, bản sắc, hấp dẫn” như du lịch mạo hiểm - trải nghiệm các giá trị địa hình núi cao, thám hiểm hang động, không gian du lịch bao gồm hang Diêm tại xã Khai Trung; hang Thẳm Luông, hang Thẳm Dường, hang Bản Khéo xã Lâm Thượng; hang Mó Mạ xã Mai Sơn; hang Hùm, hang Chùa São xã Tân Lập...”.

Cùng với đó, nắm bắt xu hướng của du khách thích tìm về môi trường tự nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa, huyện đã tranh thủ các nguồn lực để nâng cấp hạ tầng cơ sở du lịch đến các khu, điểm; vận động các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Hiện nay, Lục Yên có 55 nhà nghỉ, khách sạn, homestay; tại trung tâm huyện có khu trưng bày, tạo tác và bán các sản phẩm lưu niệm từ đá quý, đá trắng, các đặc sản của huyện.

Xác định phát triển du lịch xanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế địa phương, Lục Yên hướng đến phát triển du lịch với những trải nghiệm mới lạ để du khách được hòa cùng cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, không gian văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đồng thời, huyện cũng quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch, hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương phát triển du lịch, phục vụ du khách quanh năm theo hướng "Xanh, bản sắc, hấp dẫn”.

Hàng năm, du khách đến Lục Yên ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2024, khách du lịch đến với huyện là trên 106.000 lượt người, trong đó khách quốc tế 30.000 lượt; doanh thu từ du lịch đạt 95,5 tỷ đồng. Năm 2025, Lục Yên phấn đấu đón 110.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế 30.000 lượt; doanh thu từ du lịch ước đạt trên 96 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Không đơn thuần là một chuyến đi trải nghiệm, chương trình khảo sát thực tế dành cho báo chí (presstrip) trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 đã trở thành nhịp cầu kết nối giữa truyền thông và ngành du lịch. Presstrip là cơ hội “vàng” để các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lào Cai được truyền thông sâu rộng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

Truyền thông quốc tế gọi tên Đà Nẵng: "Điểm đến mới của giới thượng lưu Trung Đông"

Truyền thông quốc tế gọi tên Đà Nẵng: "Điểm đến mới của giới thượng lưu Trung Đông"

Việc Emirates chính thức khai thác đường bay thẳng Dubai - Đà Nẵng từ tháng 6/2025 mở ra “cuộc cách mạng du lịch” thực thụ cho thành phố sông Hàn. Đà Nẵng sẵn sàng vươn mình trở thành điểm đến hàng đầu dành cho du khách cao cấp, đặc biệt là từ thị trường Trung Đông giàu tiềm năng.

fb yt zl tw