Văn Chấn phát triển du lịch gắn với bảo tồn giá trị văn hóa

Những năm qua, huyện Văn Chấn luôn quan tâm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa, khai thác hiệu quả tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống dân tộc để phát triển du lịch. Từ lợi thế đó đã góp phần đưa Văn Chấn trở thành điểm đến được nhiều du khách lựa chọn.

Suối Giàng được biết đến là điểm du lịch hấp dẫn của huyện Văn Chấn với Khu Du lịch sinh thái ở độ cao trên 1.300 m, khí hậu quanh năm mát mẻ, có vùng chè Shan tuyết cổ thụ nổi tiếng và các điểm tham quan hấp dẫn như: Cốc Tình, động Thiên Cung, Không gian văn hóa trà Suối Giàng... Đến Suối Giàng, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước rừng chè trăm năm tuổi, trường tồn với nắng gió vùng cao là niềm tự hào của người Mông nơi đây.

Du khách không chỉ được thưởng thức các sản phẩm được chế biến từ những búp chè Shan tuyết cổ thụ như: Diệp trà, Hồng trà, Bạch trà, Hoàng trà mà còn được trải nghiệm quy trình sản xuất và giao lưu văn hóa văn nghệ với đồng bào Mông. Thông qua việc nghiên cứu sản xuất các sản phẩm trà và đẩy mạnh quảng bá, sản phẩm chè Shan tuyết Suối Giàng đã có giá trị ngày càng tăng và đã có mặt ở thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là ý thức của đồng bào Mông trong bảo vệ các diện tích chè, ý thức sản xuất các sản phẩm chè chất lượng ngày càng được nâng cao. Người Mông đã thay đổi tư duy phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch. Nhiều hộ gia đình đã biết gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, chỉnh trang nhà cửa và tổ chức các hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch.

350118-img-1418.jpg
Hội thi chế biến chè trong Lễ hội trà Shan tuyết Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, huyện Văn Chấn tổ chức Lễ hội trà Shan tuyết năm 2025 với chủ đề "Tinh hoa giữa ngàn mây” được tổ chức mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông với tiếng khèn, tiếng sáo, những nét đẹp văn hóa bản địa thông qua các hoạt động như: giã bánh dày, ném pao, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo, trình diễn sao chè Shan tuyết truyền thống, biểu diễn nghệ thuật pha trà truyền thống, thưởng trà, trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Mông. Lễ hội cũng quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương tại các gian hàng và trải nghiệm du lịch, các hoạt động thể thao; Hội thi "Bàn tay vàng hái trà”… Lễ hội trà Shan tuyết được tổ chức hàng năm đã giới thiệu quảng bá với bạn bè trong nước và quốc tế về giá trị sản phẩm, thương hiệu chè Shan tuyết Suối Giàng nổi tiếng của địa phương.

Chị Nguyễn Thùy Dương – du khách đến từ Thái Nguyên chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi và bạn bè cùng đến Văn Chấn chơi trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 được tham gia các hoạt động Lễ hội trà Shan tuyết Suối Giàng, trải nghiệm nét đẹp văn hóa, ẩm thực của người Mông, người Thái Tây Bắc mà từ trước tới giờ chỉ xem qua tivi. Những trải nghiệm mới lạ này giúp tôi hiểu thêm về phong tục, tập quán, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây. Nếu có dịp, tôi sẽ cùng gia đình trở lại để vui chơi, nghỉ dưỡng”.

Ngoài ra, Văn Chấn cũng nổi tiếng từ lâu với nhiều điểm du lịch tắm suối khoáng nóng tự nhiên tập trung tại thị trấn Sơn Thịnh với Khu du lịch cộng đồng. Các homestay tại Tổ dân phố Suối Khoáng, thị trấn Sơn Thịnh là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn trải nghiệm tắm nước khoáng nóng, tìm hiểu nét đẹp văn hóa và ẩm thực đặc sắc của người Thái Tây Bắc.

Anh Sa Văn Hướng - Chủ Homestay Hướng Kim chia sẻ: "Nhiều khách du lịch thường gọi điện đặt phòng trước một tháng, nhất là khoảng thời gian gần dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Quốc khánh 2/9, thời điểm có nhiều lễ hội… Khách đến đây thường là người ngoại tỉnh như: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh..., chủ yếu tắm nước khoáng nóng và ăn uống, nghỉ chân. Gia đình tôi luôn chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thiết yếu về thực phẩm, vệ sinh bể bơi, phòng nghỉ để sẵn sàng phục vụ du khách”.

Văn Chấn có địa bàn rộng với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như: Mông, Tày, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú… mỗi dân tộc lại mang trong mình những nét văn hóa đặc sắc, tạo nên bức tranh đa dạng về văn hóa. Hiện nay với sự phát triển của giao thông, thông tin liên lạc, việc tiếp cận các khu vực xa xôi trở nên dễ dàng hơn, kéo theo đó là lượng du khách đến tham quan ngày càng tăng. Đây là cơ hội để người dân địa phương cải thiện đời sống nhưng cũng đồng thời là thách thức trong việc bảo vệ và giữ gìn những giá trị văn hóa đặc sắc. Nhiều mô hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ đã được thành lập, hoạt động thường xuyên, kết nối người cao tuổi với thế hệ trẻ qua những buổi sinh hoạt, biểu diễn, truyền dạy các làn điệu, điệu múa dân gian.

Bà Hoàng Thị Thanh Tâm – Trưởng phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Văn Chấn cho biết: "Những năm qua, huyện tập trung phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hài hòa với thiên nhiên; du lịch trải nghiệm và khám phá; hoạt động văn hóa, giao lưu văn nghệ của đồng bào dân tộc Mông, Thái, Tày và các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Tôn vinh cây chè Shan tuyết cổ thụ (xã Suối Giàng), Lễ hội Cốm (xã Tú Lệ), Lễ hội Cầu Đình (xã An Lương)… góp phần quảng bá hình ảnh du lịch, hướng tới xây dựng huyện Văn Chấn trở thành điểm đến hấp dẫn”.

Cùng với việc chỉ đạo các địa phương tăng cường các dịch vụ du lịch, huyện tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quảng bá du lịch các xã: Suối Giàng, Tú Lệ và thị trấn Sơn Thịnh; phát triển và nâng cao chất lượng theo hướng chuyên nghiệp các sản phẩm du lịch mạo hiểm như thám hiểm hang động xã Tú Lệ; khu trung tâm huấn luyện và trải nghiệm Tú Lệ (Aeris Hill); động Thiên Cung…; phát triển sản phẩm đặc trưng địa phương đạt tiêu chuẩn OCOP phục vụ khách du lịch như: chè Shan tuyết Suối Giàng, cốm Tú Lệ, bánh dày người Mông... Đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 huyện Văn Chấn đã đón 24.375 lượt khách du lịch. Trong đó, khách nội địa 21.346 lượt; khách quốc tế 3.029 lượt. Tổng doanh thu từ du lịch đạt gần 22 tỷ đồng.

Phát huy kết quả đạt được và định hướng mục tiêu cụ thể, sát thực trong thời gian tới, huyện Văn Chấn tiếp tục phát huy tiềm năng thế mạnh tự nhiên đi đôi với gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng riêng của địa phương để du lịch sinh thái trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thu hút khách du lịch đến trải nghiệm, khám phá.

Theo Báo Yên Bái

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp Si Ma Cai

Vẻ đẹp Si Ma Cai

Mặc dù đã vào hạ, nhưng ở huyện Si Ma Cai - nơi trùng điệp núi rừng - thời tiết như mới bước vào thu. 

Trải nghiệm du lịch xanh đất Ngọc

Trải nghiệm du lịch xanh đất Ngọc

Du lịch xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là một yêu cầu tất yếu để bảo đảm sự phát triển bền vững. Vì vậy, những năm qua, huyện Lục Yên đã khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng các dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các xã Khai Trung, Mường Lai, Lâm Thượng và xây dựng khu trưng bày, bán các sản phẩm lưu niệm từ đá quý, đá trắng, đặc sản của địa phương để thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế bền vững.

Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành điểm đến du lịch y tế

Đà Nẵng đặt mục tiêu trở thành điểm đến du lịch y tế

Đà Nẵng có đủ điều kiện trở thành trung tâm du lịch y tế hàng đầu miền Trung và cả nước. Loại hình du lịch này còn khá mới. Nắm bắt xu hướng đó, TP.Đà Nẵng đã có Đề án phát triển Du lịch Y tế giai đoạn 2025 - 2030, mục tiêu là nâng cao chất lượng dịch vụ phát triển du lịch y tế, góp phần tăng trưởng 2 con số.

Truyền thông góp sức xây dựng thương hiệu du lịch

Truyền thông góp sức xây dựng thương hiệu du lịch

Tỉnh Yên Bái đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cả nước. Với tiềm năng phong phú, từ cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đến những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa, Yên Bái đang nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch riêng, trong đó vai trò của truyền thông là vô cùng quan trọng.

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

fb yt zl tw