Điện lưới quốc gia vươn về bản

Những ngày này, người dân thôn Bản Lầu, xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) rôm rả chuyện điện lưới, thậm chí nhiều hộ đã “đón đầu”, xuống chợ huyện, ra thành phố Lào Cai mua ti vi, tủ lạnh. Trưởng thôn Bản Lầu - Hầu A Chếnh không giấu được niềm vui: Suốt thời gian qua, người dân trong thôn dường như “quên” cả công việc, sẵn sàng hiến đất, cây cối, góp công lao động cùng nhà thầu thi công đường điện vào thôn.

Nói là không có điện thì không hẳn đã đúng, bởi người dân thôn Bản Lầu đã sử dụng điện, mà điện lưới hẳn hoi từ nhiều năm rồi. Tuy nhiên, đường điện ấy do các hộ tự đóng tiền mua dây, dựng cột kéo từ đầu thôn về. Gọi là có điện, nhưng những hộ đầu nguồn chỉ đủ xem ti vi và vài bóng thắp sáng, còn những hộ cuối nguồn chỉ dùng được 1 bóng điện, trong khi phải trả hơn 3.000 đồng/Kwh.

Khi triển khai dự án cấp điện cho thôn Bản Lầu, người dân mừng còn hơn nhặt được vàng. Họ háo hức chờ ngày đóng điện, câu chuyện từ sáng đến tối, từ ngày hôm trước đến ngày hôm sau cũng là bao giờ đóng điện. Nhà ông Hầu A Tá ở cuối thôn, phải kéo hơn 2 km dây mới có điện sử dụng, nhưng cũng chỉ đủ thắp sáng 1 bóng điện. Ông Tá tâm sự: Từ khi bắt đầu triển khai thi công đưa điện lưới về thôn, gia đình tôi mừng lắm. Bây giờ, cả gia đình chờ ngày đóng điện, chắc tết này sẽ có điện lưới.

Được biết, dự án cấp điện thôn Bản Lầu là 1 trong 3 dự án cấp điện thôn, bản (Phìn Ngan, Tùng Chỉn 3) triển khai trên địa bàn xã Trịnh Tường thời gian qua. Dự án đầu tư xây dựng mới 1 trạm biến áp có công suất 100 kVA; tuyến đường dây 35 kV dài 2,5 km; tuyến đường dây 0,4 kV dài 2,8 km; lắp đặt 32 công tơ điện. Hiện dự án đã cơ bản hoàn thành, đang nghiệm thu để bàn giao, đưa vào sử dụng. Ông Trần Xuân Bất, Giám đốc Điện lực huyện Bát Xát khẳng định: Chúng tôi khẩn trương nghiệm thu, yêu cầu xử lý một số chi tiết để đóng điện sau tết Dương lịch 2023.

Cũng như thôn Bản Lầu xã Trịnh Tường, người dân 4 thôn: Tổng Kim, Nặm  Khạo, Nặm Mược, Nặm Kỳ (xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên) đang háo hức chờ ngày đóng điện. Cầm trên tay chiếc đèn dầu, bà Nguyễn Thị Sợi, thôn Nặm Khạo nói: Không lâu nữa, tôi sẽ bỏ chiếc đèn dầu đã gắn bó nhiều năm, bởi điện lưới đã kéo về gần nhà!

Không chỉ gia đình bà Sợi, khoảng chục gia đình trong bản vẫn dùng đèn dầu. Tuy nhiên, chiếc đèn dầu sắp kết thúc “sứ mệnh” và bà Sợi dự định sẽ lau chùi sạch sẽ, cất đi làm kỷ niệm.

Do gia cảnh quá nghèo, 3 con nheo nhóc, cơm không đủ ăn, gia đình anh Hoàng Seo Pao, thôn Nặm Mược dường như đã quen với bóng tối. Bữa cơm tối của gia đình anh luôn diễn ra trước khi mặt trời lặn bởi còn tranh thủ được chút ánh sáng, sau đó là cả gia đình sống trong màn đêm. Căn nhà đang ở vách ghép bằng tre, nứa; gạo để nấu cơm hằng ngày có được nhờ sự chia sẻ của người dân trong bản. Khi biết tin sắp có điện lưới, anh Pao vui lắm. Anh Pao tâm sự: Để mua bóng điện đối với gia đình tôi cũng rất khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ của xã, của bản để kéo điện về nhà, tôi cố gắng làm thuê để có điện thắp sáng.

Ông Hoàng Văn Liêm, Trưởng thôn Nặm Mược cho biết: Cả thôn có 108 hộ, thì có 40 hộ tự đầu tư tiền kéo điện về sử dụng. Chính gia đình tôi cũng đầu tư 8 triệu đồng kéo điện về sử dụng. Do hệ thống đường dây tự kéo không đảm bảo, lại ở cuối nguồn nên điện rất yếu, tỷ lệ tổn thất cao, dẫn đến tiền điện hằng tháng cũng cao. Gia đình tôi đang phải trả 4.200 đồng/kWh. Chính vì vậy, khi triển khai dự án cấp điện cho thôn, bà con mừng lắm, sẵn sàng hiến đất, cây cối, hoa màu để có mặt bằng “sạch” phục vụ thi công. Bây giờ, chúng tôi đang đếm ngược đến ngày đóng điện.

Công trình cấp điện 4 thôn: Tổng Kim, Nặm  Khạo, Nặm Mược, Nặm Kỳ do Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên làm chủ đầu tư, cấp điện sinh hoạt cho 200 hộ, 4 điểm trường và 4 nhà văn hóa thôn. Đến thời điểm này, việc đầu tư công trình cơ bản hoàn thành và đã nghiệm thu kỹ thuật, chắc chắn trước tết Nguyên đán Quý Mão, người dân sẽ được sử dụng điện lưới.

Không chỉ Tùng Chỉn 3, Phìn Ngan, Bản Lầu (xã Trịnh Tường), Tổng Kim, Nặm  Khạo, Nặm Mược, Nặm Kỳ (xã Vĩnh Yên), mà tết này, ánh điện sẽ tỏa sáng ở Khú Trù, Suối Chải, Lò Suối Tủng (xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát) và nhiều thôn, bản khác nữa.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng Phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương cho biết: Hết năm 2022, tại khu vực nông thôn, tỷ lệ thôn, bản có điện lưới quốc gia đạt 99,6% (tương ứng 1.174/1.179 thôn, bản); tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới đạt 96,6% (tương đương 121.070/125.348 hộ). Bằng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, vốn ngành điện và vốn xã hội hóa do các doanh nghiệp thủy điện đóng góp, điện lưới quốc gia đang “vươn” về các thôn, bản vùng xa, vùng cao, giải “cơn khát” điện lưới cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài

Hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài

Là 1 trong 10 xã nghèo nhất tỉnh, năm 2024, La Pan Tẩn (Mường Khương) có 16 lao động tham gia làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. Cùng với tuyên truyền, vận động người dân đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước để có thu nhập ổn định, cấp ủy đảng, chính quyền xã chủ động tìm kiếm thông tin thị trường lao động, kết nối những kênh tuyển dụng lao động uy tín để hỗ trợ người dân.

Chủ động ôn thi vào lớp 10 trong khi chờ công bố môn thi thứ 3

Chủ động ôn thi vào lớp 10 trong khi chờ công bố môn thi thứ 3

Năm 2025 là năm đầu học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đến thời điểm hiện tại, ngành giáo dục Lào Cai chưa quyết định môn thi tự chọn vào lớp 10 THPT. Tuy nhiên, từ cuối học kỳ I, các trường THCS đã chủ động phương án dạy học và ôn tập nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh trước kỳ thi đổi mới.

Mang yêu thương cho trẻ em

Mang yêu thương cho trẻ em

Bằng nhiều hình thức, trẻ em trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương từ chính quyền các cấp và cộng đồng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học tập và phát triển toàn diện.

Nét đẹp văn hóa ngày xuân

Nét đẹp văn hóa ngày xuân

Những ngày này, các ngôi chùa, ngôi đền trên địa bàn tỉnh đều có rất đông người dân và du khách đến du xuân tham quan, chiêm bái. Đây không chỉ là hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, mà còn là cơ hội để mọi người tận hưởng không khí mùa xuân, gặp gỡ gia đình, bạn bè và chia sẻ niềm vui trong mùa xuân mới.

Đưa tiếng sáo từ bản làng ra thế giới

Đưa tiếng sáo từ bản làng ra thế giới

Theo dòng chảy thời gian, những nhạc cụ dân tộc đã và đang có nguy cơ bị mai một. Thế nhưng, chàng thanh niên trẻ Giàng A Hải lại ngược về cội nguồn, đắm say với những bản hòa tấu sáo Mông sâu lắng được tạo nên từ chất liệu thô sơ của núi rừng quê hương. Mạnh dạn sáng tạo các hình thức biểu đạt mới trên nền nhạc truyền thống là cách Hải đang làm để đem văn hóa bản địa tiếp cận khán giả quốc tế.

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không đơn thuần là nơi học tập, Trung tâm EcoRobo STEMLab Lào Cai còn là không gian truyền cảm hứng, nơi các bạn nhỏ được tự do khám phá, sáng tạo và trưởng thành thông qua các hoạt động trải nghiệm cùng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Cô giáo vùng cao giàu lòng nhân ái

Cô giáo vùng cao giàu lòng nhân ái

Không chỉ là Tổng phụ trách Đội giỏi chuyên môn, cô giáo Hoàng Thị Thu Dần, Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú Tiểu học Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) còn được biết đến là tấm gương sáng trong công tác từ thiện. Bằng những việc làm ý nghĩa, các hoạt động từ thiện mà cô Dần tham gia đã truyền cảm hứng, giúp học sinh biết yêu thương những người có hoàn cảnh khó khăn và trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

“Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hoạt động chuyển đổi số, phấn đấu tạo môi trường giáo dục số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục...” là những mục tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đang hướng đến.

Đẹp mãi màu áo xanh

Đẹp mãi màu áo xanh

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, những năm qua, phong trào sinh viên tình nguyện vì cộng đồng của Trường Cao đẳng Lào Cai luôn được duy trì và thu hút đông đảo đoàn viên, sinh viên tham gia.

Sơn ca nhí tài năng

Sơn ca nhí tài năng

Trở thành “Ngôi sao tỏa sáng” tại cuộc thi Ngôi sao buổi sớm mai năm 2024, Nguyễn Linh Đan, lớp 4A1, Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, thành phố Lào Cai ghi dấu ấn trong lòng khán giả bởi chất giọng trong trẻo và đầy nội lực cùng phong cách biểu diễn tự tin, chững chạc mặc dù cô bé mới tròn 9 tuổi.

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Tìm về “địa chỉ đỏ”

Tìm về “địa chỉ đỏ”

Tháng Chín, nắng mùa thu vàng như rót mật, hàng triệu trái tim người Việt Nam lại hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh để nhớ đến ngày thu lịch sử khi Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hòa cùng hàng triệu trái tim ấy, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai lại đến tham quan, dâng hương tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, bày tỏ lòng thành kính với Người.

Ngày Quốc khánh ở thôn Độc Lập

Ngày Quốc khánh ở thôn Độc Lập

Từ cổng chào xã Khánh Yên Hạ (huyện Văn Bàn), chúng tôi về thôn Độc Lập, nơi có gần 200 gia đình đang sinh sống. Dọc tuyến đường bê tông thẳng tắp là những ngôi nhà khang trang giữa tán cây rợp bóng mát, xa hơn là chợ trung tâm xã tấp nập người mua người bán. Nhìn cơ ngơi của người dân nơi đây, ai ai cũng cảm nhận được cuộc sống sung túc, ấm no.

Hướng về nạn nhân da cam

Hướng về nạn nhân da cam

10 năm qua, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Lào Cai đã vận động được gần 8 tỷ đồng (gồm tiền và hiện vật) hỗ trợ nạn nhân da cam xây dựng, sửa chữa nhà; tặng quà; trợ cấp khó khăn; hỗ trợ học bổng, dạy nghề; khám, chữa bệnh…

Chuyện một gia đình liệt sĩ

Chuyện một gia đình liệt sĩ

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những lời dạy của cha - liệt sĩ Trần Kim Chiến vẫn luôn là động lực để cô Trần Thị Thúy vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, xứng đáng với những cống hiến của thế hệ cha anh.

fb yt zl tw