Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đích đến của hạnh phúc

Đích đến của hạnh phúc

Hạnh Phúc là tên gọi thân thuộc và nằm lòng đối với nhiều người dân ở xã Bản Sen (huyện Mường Khương). Tháng năm đi qua và dù có tiếc nuối với “mỹ danh” mà trước năm 1959 còn sử dụng nhưng người dân nơi đây vẫn miệt mài lao động, sản xuất, cống hiến xây dựng quê hương, để đi đến đích, đó là mọi người, mọi nhà hạnh phúc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
HP (2).jpg

Lật giở từng trang cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Bản Sen, ông Sin Văn Dền, năm nay 70 tuổi không giấu được xúc động và tự hào về mảnh đất quê hương. Ông bộc bạch: Tháng 11/1950, tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ hai, huyện Bản Lầu đổi tên thành huyện Mường Khương. Toàn huyện được chia thành 24 xã với tên gọi mới theo phong trào cải cách dân chủ, trong đó có xã Hạnh Phúc. Năm 1959, sau khi hoàn thành cải cách dân chủ, tỉnh Lào Cai bắt tay thực hiện cuộc vận động xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Theo chủ trương của Tỉnh ủy Lào Cai, huyện Mường Khương đổi tên của 24 xã cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, trong đó xã Hạnh Phúc đổi tên thành xã Bản Sen.

HP (3).jpg

Nghe ông Dền tâm sự, chúng tôi mới cảm nhận được sự thú vị của mảnh đất này. Những tên thôn phải “căng tai” mới hiểu rõ ẩn sâu trong đó là những lớp trầm tích văn hóa. Đó là Suối Thầu (Đầu suối), Thịnh Ổi (Lều mía), Na Phả (Ruộng đá), Na Vai (Ruộng trâu), Na Nối (Ruộng ít), Bản Sen (Bản tiên), Phẳng Tao (Thung lũng đao). Mỗi lần giải nghĩa từng địa danh, ông Dền nở nụ cười đầy hạnh phúc, bởi ít nhiều ông đã “quảng bá” được sự độc đáo của quê hương mình đến người khác.

HP (4).jpg

Sau 26 năm công tác trên huyện, khi nghỉ hưu, ông Dền trở về mảnh đất Hạnh Phúc để an hưởng tuổi già. Hạnh phúc của ông Dền và những người dân chính là đích đến mà cấp ủy đảng, chính quyền xã các khóa đều hướng tới.

Điều này, Bí thư Đảng ủy xã Bản Sen - Châu Xuân Thắng luôn cảm nhận và hiểu rõ. Tiềm năng, thế mạnh từng thôn; hộ giàu, hộ nghèo trong xã anh đều nắm chắc. Chỉ cần 5 phút, anh Thắng đã giúp tôi có được thông tin tương đối đầy đủ về Bản Sen. Năm 2015, xã Bản Sen có 14 thôn, năm 2018 sáp nhập còn 7 thôn. Điều thú vị là sau 20 năm mang tên Bản Xen (nhầm lẫn của người đi khắc dấu) đến năm 2022 đã được “trả lại” tên gốc “Bản Sen”. Cùng với người bản địa (người Nùng, người Giáy), người Kinh từ các tỉnh miền xuôi như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng lên khai hoang, mang theo khát vọng lập nghiệp đã chung sức xây dựng Bản Sen thành vùng quê trù phú và là 1 trong 2 xã đầu tiên của huyện Mường Khương đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2015).

HP (5).jpg

Trên đường đưa chúng tôi đi “mục sở thị” thành quả xây dựng nông thôn mới, anh Thắng không quên giới thiệu: Bản Sen được ví như lòng chảo, khu trung tâm xã bằng phẳng, lại có nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, Bản Sen có diện tích lúa nước nhiều nhất Mường Khương và được coi như vựa lúa của huyện, đặc biệt là lúa Séng cù. Ngoài ra, diện tích mặt nước nuôi thủy sản của xã chiếm 2/3 diện tích nuôi thủy sản của cả huyện, sản lượng đạt 110 tấn/năm. Mặc dù không nhiều như Thanh Bình, Lùng Vai nhưng Bản Sen cũng có tới 755 ha cây chè, với năng suất trung bình 15 tấn/ha, giá trị đạt 105 - 110 triệu đồng/ha mang lại nguồn thu ổn định, bền vững cho người dân, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 2.000 lao động tại địa phương.

Với sự cần cù, chịu khó, Bản Sen ngày càng có nhiều triệu phú nông dân. Có thể kể đến hộ các ông: Trần Văn Tỉnh (thôn Na Vai) thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/năm; Trần Văn Tú, Trần Văn Tiến (thôn Na Phả) thu nhập gần 200 triệu đồng/năm từ nuôi thủy sản. Riêng đối với trồng chè, trên địa bàn xã có hơn 100 hộ thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, trong đó hộ các ông: Vàng Văn Lìn, Nông Văn Mìn, Nông Văn Dầu (thôn Phẳng Tao) có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm.

HP (6).jpg

Gia đình tôi có 2,7 ha chè kinh doanh, mỗi năm thu hái được 35 tấn chè búp tươi, nếu bán với giá khiêm tốn là 6.000 đồng/kg thì cũng thu được hơn 200 triệu đồng. Đối với gia đình tôi, cây chè là nguồn thu chính, thậm chí còn là cây làm giàu.

Ông Vàng Văn Lìn - Thôn Phẳng Tao.

Để có cái nhìn chính xác về sản xuất nông nghiệp của Bản Sen, chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương.

“So với các xã trên địa bàn huyện thì Bản Sen đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa rất rõ nét, như chè, lúa Séng cù với giá trị sản lượng trên 1 ha canh tác cao nhất huyện”

Ông Lê Thanh Hoa -Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương.

Đánh giá sau nửa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Bí thư Đảng ủy xã - Châu Xuân Thắng phấn khởi: Đến thời điểm này, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt mục tiêu đề ra, như giá trị sản phẩm/ha đất canh tác đạt 110 triệu đồng, 97% hộ đạt chuẩn văn hóa, 100% hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% trường học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều còn 21,8%...

HP (7).jpg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Bừng sáng những bản làng trên lưng núi

Có lẽ phải tới 90% diện tích đất tại Dìn Chin (Mường Khương) là đất dốc bám vào sườn núi. Trên lưng trời cao vời vợi, những đỉnh núi xô vào nhau hình thành từng nếp gấp, xen kẽ với các bản làng. Những nếp nhà nhỏ ôm lấy mảnh đất nghèo, kiên trì bám trụ, tin vào ngày mới ở tương lai không xa.

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Báo chí góp phần kiến tạo giá trị tốt đẹp

Những ngày bắt đầu vào nghề báo, tôi cũng đã từng cuốn theo suy nghĩ phải cố gắng đi tìm những điều bất ổn trong cuộc sống, bởi đó là những thứ bạn đọc đang chờ đón, nhưng ngẫm lại, ai trong chúng ta chẳng mong muốn thấy những điều tốt đẹp và tôi tự hỏi mình tại sao không đi tìm và lan tỏa những giá trị ấy.

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Nỗi niềm trong những khu tập thể xuống cấp

Không gian chật hẹp, hệ thống điện không đảm bảo, nhiều mảng tường bong tróc, mái nhà thấm dột... Đó là tình trạng chung của những khu nhà tập thể cũ của Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) tại phường Pom Hán (thành phố Lào Cai).

Trở lại Tổng Kim

Trở lại Tổng Kim

Người Mông sau những cuộc di cư đã chọn mảnh đất lành này làm nơi trú ngụ, qua bao thế hệ, họ sống thuận hòa với người dân bản địa và trở thành một phần của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Từ bỏ cuộc sống du canh du cư, với sự cần cù, chịu khó họ đang viết tiếp những câu chuyện trên hành trình dựng xây cuộc sống mới.

Bởi trà mà thanh tâm

Bởi trà mà thanh tâm

“Bởi duyên mà nhân tụ, bởi trà mà thanh tâm, hòa hợp ắt sinh sôi”, đó là triết lý mà Tiên Thiên trà muốn gửi đến những người đam mê trà.

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Áo xanh tình nguyện "đội nắng" giúp nông dân gặt lúa

Tháng 6! Nắng như đổ lửa nhưng trên cánh đồng lúa chín vàng ruộm của thôn vùng cao Tòng Xành (xã Cốc San, thành phố Lào Cai) từ sáng sớm đã vang tiếng nói cười. Hôm nay, cánh đồng rộng lớn rộn ràng hơn hẳn khi có sức trẻ "áo xanh tình nguyện" phối hợp giúp nông dân gặt lúa. "Đội nắng" giúp nông dân gặt lúa là một trong những hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Lào Cai triển khai trong Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Cận cảnh hạn hán ở vùng cao Lào Cai

Hàng chục nghìn ha cây trồng đang héo hon trong nắng hạn, hàng nghìn hộ dân đang hằng ngày vật lộn với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng xem ra ông trời vẫn chưa thấu nỗi nhọc nhằn của người dân nơi đây.

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Rẻo cao biên giới khắc khoải chờ mưa

Nắng trải vàng trên những mái ngói, sấy những đụn đất vốn đã cằn cỗi trở nên cứng như gạch nung. Nông dân trên rẻo cao xa xôi của “xứ Mường” khắc khoải trông trời, khoảng trời xanh trong ngằn ngặt lặng im, tuyệt nhiên chẳng một gợn mây, chẳng một dấu hiệu nào báo hiệu những cơn mưa sắp tới…!

Giấc mơ phía chân núi

Giấc mơ phía chân núi

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, làng quê yên bình, giàu bản sắc văn hóa, giấc mơ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của người Tày, Thái dưới chân Pù Tạng, xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn) không còn xa.

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Chuyện của những hướng dẫn viên ở bản

Buổi chiều tháng 5 ở Sa Pa, trời vẫn còn se lạnh. Những con đường xuống bản như bị “nuốt chửng” dưới màu bàng bạc của sương mù và mưa. Trên các cung đường vẫn có từng nhóm người đi bộ, đa phần là du khách nước ngoài. Vẫn trong trang phục truyền thống của dân tộc mình, chiếc túi thổ cẩm bên hông, những phụ nữ Giáy, Mông đưa khách phương xa tới khắp các thôn, bản.

Sắc mới Mường Bo

Sắc mới Mường Bo

Không còn là miền đất xa xôi, nghèo khó, xã Mường Bo (thị xã Sa Pa) hôm nay đang vang khúc hoan ca về một “miền quê đáng sống”.

Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng và hạ tầng kết nối: Chậm tiến độ do khó giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối được khởi công từ ngày 3/3/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc đang ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ của dự án.

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

"Xứ Mường" gìn giữ sắc màu văn hóa

Mường Khương, miền biên ải hũng vỹ nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lào Cai, là nơi sinh sống của hơn 66.000 người dân thuộc 23 thành phần dân tộc anh em. Sự đa sắc màu ấy gợi mở về một kho giá trị văn hóa độc đáo đã và đang được gìn giữ, phát huy.

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Giữ điệu múa gậy sênh tiền

Cùng với khèn, gậy sênh tiền cũng là một trong những nhạc cụ đặc sắc, gắn liền với đời sống, sinh hoạt văn hóa của người Mông. Điệu múa gậy sênh tiền với nhịp điệu, âm thanh độc đáo vẫn được người Mông vùng cao Lào Cai gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ.

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Kỷ niệm 75 năm Ngày Kiến trúc Việt Nam (27/4/1948 – 27/4/2023) Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, từ một thị xã hoang tàn do chiến tranh biên giới, thành phố Lào Cai hôm nay đã có một vóc dáng mới rộng dài và hiện đại nằm ven sông Hồng đỏ nặng phù sa. Trên thành phố, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng là biểu tượng cho giá trị tinh thần và văn hóa của vùng đất biên cương trù phú và thơ mộng.

Mùa gió Ô Quý Hồ

Mùa gió Ô Quý Hồ

Cuối mùa khô, gió nóng từ trên đèo cao Ô Quý Hồ ù ù thổi xuống, khiến cả thị xã Sa Pa vốn thường xuyên ẩm ướt, mù sương bỗng bị hong khô, cây cỏ, rau màu bị héo úa. Những cơn gió mang hơi nóng thổi về “rát da, rát thịt”, được người dân quen gọi theo tên con đèo nơi gió được thổi về - gió nóng Ô Quý Hồ.

Mùa đi đón cơn mưa

Mùa đi đón cơn mưa

Những tiếng  sấm ùng oàng, những hạt mưa lách tách về đêm báo hiệu mùa mưa đã đến và nông dân lại tất bật chuẩn bị vào mùa làm đất cấy lúa, cả thiên nhiên lẫn con người như hòa cùng một nhịp, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho mùa vụ mới.

fb yt zl tw