Đặc sắc phòng thư giãn cho giáo viên

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của học sinh nhưng công việc của họ cũng đầy thử thách và căng thẳng. Do đó, việc tạo ra một không gian thư giãn dành riêng cho giáo viên là vô cùng cần thiết để họ có thể nạp lại năng lượng và tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Việc tạo môi trường thân thiện, vui vẻ cho giáo viên là một trong những hướng đi được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh lựa chọn khi xây dựng trường học hạnh phúc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đặc sắc phòng thư giãn cho giáo viên

Đã thành thói quen, mỗi lúc nghỉ giữa giờ của các tiết dạy, nhiều giáo viên của trường Tiểu học Bến Súc (xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng) lại tới phòng thư giãn của giáo viên để nghỉ ngơi. Điểm đặc biệt ở đây là để giáo viên có không gian thoải mái, trường Tiểu học Bến Súc đã tận dụng khoảng trống chân cầu thang của các dãy phòng học làm phòng nghỉ, phòng thư giãn cho giáo viên nhà trường.

Giáo viên trường Tiểu học Ngô Quyền, huyện Dầu Tiếng đọc sách tại phòng thư giãn của giáo viên

Khi được “trải nghiệm” thực tế không gian phòng thư giãn dành cho giáo viên của nhà trường, chúng tôi khá ngạc nhiên bởi chỉ một khoảng không gian nhỏ dưới chân cầu thang nhưng được các thầy cô giáo khéo léo cải tạo, trang trí đẹp mắt với rèm cửa, ghế sofa, kệ sách, bàn uống nước… Cô Nguyễn Thị Mai Hằng, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Do trường không đủ phòng nên chúng tôi tận dụng các khoảng không gian trống ở cầu thang vừa có thể làm phòng thư giãn cho giáo viên nghỉ ngơi, vừa có thể trang trí cho nhà trường thêm đẹp. Đồng thời, đây là nơi các thầy cô có thể giao lưu, kết nối với nhau sau giờ lên lớp, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong công việc và cuộc sống, tạo nên một môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả”.

Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, trường Tiểu học Tuy An (phường An Phú, TP. Thuận An) đưa vào hoạt động mô hình phòng thư giãn dành cho giáo viên. Bước vào căn phòng, chúng tôi như lạc vào một thế giới khác. Không gian được bài trí đơn giản nhưng tinh tế, với những gam màu nhẹ nhàng tạo cảm giác thư thái. Các kệ sách đầy ắp những cuốn sách hay, các chậu cây xanh tươi mát, cùng những bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc tạo nên một bầu không khí ấm áp và gần gũi. Điểm nhấn của căn phòng là khu vực nghỉ ngơi với những chiếc ghế sofa êm ái, những chiếc gối ôm mềm mại. Nơi đây, các thầy cô có thể thoải mái nhắm mắt thư giãn, hoặc thưởng thức một ly cà phê, đọc một cuốn sách yêu thích.

Thầy Hồ Tấn Tài, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết đây là một trong những mô hình trong phong trào xây dựng trường học hạnh phúc của nhà trường. Mọi hoạt động của nhà trường đều hướng tới sự yêu thương, an toàn, tôn trọng, góp phần thay đổi tích cực chất lượng dạy và học. Hy vọng phòng thư giãn dành cho giáo viên mang đến một không gian bình yên, ấm áp, giúp các thầy cô giải tỏa căng thẳng sau giờ lên lớp.

Trước hết, giáo viên phải hạnh phúc

Việc tạo môi trường thân thiện, vui vẻ cho giáo viên là một trong những hướng đi được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh lựa chọn khi xây dựng trường học hạnh phúc. Khi xây dựng trường học hạnh phúc, nhân tố đầu tiên mà các trường quan tâm là giáo viên và học sinh phải luôn cảm thấy được thoải mái, vui vẻ khi ở trường, hạnh phúc khi đến trường. Trong đó, khi thầy cô thoải mái, vui vẻ thì mới có thể tạo ra những giờ học hạnh phúc.

Cô Hà Thị Diễm Phúc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Văn Ơn (TX. Bến Cát), chia sẻ để có trường học hạnh phúc phải bắt đầu từ những lớp học hạnh phúc, trong đó mỗi thầy cô, học sinh cùng hạnh phúc. Để thầy cô hạnh phúc thì họ phải thấy thực sự thoải mái khi đến trường, cảm thấy gắn bó, có động lực cống hiến cho ngôi trường của mình. Phòng thư giãn sẽ giúp đội ngũ giáo viên có thêm động lực để hoàn thành tốt công việc. Vừa làm việc, học tập, thư giãn; vừa vui tươi, bổ ích là phương châm nhà trường luôn hướng đến.

Cùng chung quan điểm trên, thầy Lê Khắc Huệ Long, Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngô Quyền (thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng), cho biết khi được chăm lo tốt, đội ngũ giáo viên mới có thể an tâm giảng dạy, mới có những giờ dạy học chất lượng, đổi mới. Do đó, chỗ nghỉ ngơi của giáo viên, môi trường làm việc cho thầy cô luôn được nhà trường quan tâm. Môi trường cởi mở, thân thiện, gần gũi sẽ là yếu tố quan trọng để thầy cô đến trường với tâm thế hạnh phúc, nâng cao chất lượng giảng dạy…

Trong khi đó, cô Đào Như Mai, giáo viên trường Tiểu học Ngô Quyền, bộc bạch: “Sau mỗi giờ học, chúng tôi có thể đến phòng thư giãn để đọc sách, nghe nhạc và chuẩn bị bài giảng cho tiết học tiếp theo hoặc ngày hôm sau. Nhờ có không gian yên tĩnh và thoải mái này, giáo viên có thể tập trung hơn và làm việc hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, chúng tôi cũng mong muốn phòng thư giãn của giáo viên có thể được trang bị thêm một số thiết bị, đáp ứng nhu cầu của giáo viên”.

Có thể thấy, phòng thư giãn là một không gian thiết yếu trong môi trường giáo dục hiện đại. Đây là nơi để các thầy cô nạp lại năng lượng để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục với tinh thần và nhiệt huyết cao nhất. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự hiệu quả, cần có sự quan tâm và đầu tư từ các cấp quản lý, nhà trường và sự đồng lòng của đội ngũ giáo viên.

Việc tạo ra một không gian thư giãn dành riêng cho giáo viên là vô cùng cần thiết để họ có thể nạp lại năng lượng và tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Việc tạo môi trường thân thiện, vui vẻ cho giáo viên là một trong những hướng đi được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh lựa chọn khi xây dựng trường học hạnh phúc.

Báo Bình Dương null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa sản phẩm đặc trưng Bình Dương vươn xa trên thị trường

Đưa sản phẩm đặc trưng Bình Dương vươn xa trên thị trường

Tại TP.Hồ Chí Minh vừa diễn ra Tuần lễ kết nối, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương, giới thiệu hơn 150 sản phẩm hàng hóa của gần 60 doanh nghiệp (DN), hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu có tiềm năng cung ứng cho các kênh phân phối trong nước và xuất khẩu.

Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của đập Phước Hòa

Khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của đập Phước Hòa

Ở Bình Dương có một công trình thủy lợi rất kỳ vĩ, ngoài chức năng tưới tiêu thì cảnh đẹp nơi đây được nhiều người chọn làm điểm check in cũng như là một điểm du lịch hấp dẫn. Đó là đập thủy lợi Phước Hòa nằm trên địa bàn xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương và một phần của TX.Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Đi giữa rừng lịch sử…

Đi giữa rừng lịch sử…

Những ngày cuối tháng 4, chúng tôi về thăm Khu di tích lịch sử rừng Kiến An ở ấp Bàu Khai, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương). Đi đến để rồi tự hào thêm một vùng đất anh hùng nay đã đổi thay ngoạn mục từ hố bom, bãi mìn…

Điện Biên trong trái tim Bình Dương

Điện Biên trong trái tim Bình Dương

“Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng...” (trích thơ của nhàthơ Tố Hữu). Tròn 70 năm đã đi qua, nhưng đề tài về Chiến thắng Điện Biên Phủ, cùng những địa danh lịch sử gắn với chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” này vẫn luôn là nguồn cảm hứng vô tận của các văn nghệsĩ Bình Dương.

Nâng bước chân em đến trường

Nâng bước chân em đến trường

Với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những suất học bổng kịp thời, thiết thực do Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh hỗ trợ chính là “cái phao” giúp các em tiếp tục con đường đến trường. Đây là một trong những hoạt động nhân đạo hết sức ý nghĩa đang được Hội CTĐ tỉnh vận động nguồn lực thực hiện với mong muốn các em học sinh trong tỉnh sẽ không phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn.

Công bố thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương

Công bố thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh Bình Dương

Sáng 25/4, Thị ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Bến Cát tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương; đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Xây dựng cộng đồng văn hóa, văn minh trong từng nếp nghĩ, nếp làm

Xây dựng cộng đồng văn hóa, văn minh trong từng nếp nghĩ, nếp làm

Nếp sống văn hóa, văn minh tưởng như là những khái niệm trừu tượng nhưng lại thể hiện qua từng lời nói, hành động thường ngày của mỗi người. Để xây dựng “Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại” thì trước hết con người phải văn hóa, văn minh trong từng nếp nghĩ, nếp làm.

Thêm yêu quê hương qua những tiết học

Thêm yêu quê hương qua những tiết học

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một trong những môn học của chương trình giáo dục phổ thông 2018, cung cấp kiến thức hữu ích về nơi sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương cho học sinh (HS)… Tại Bình Dương, việc giảng dạy GDĐP đang được chú trọng và đổi mới nhằm mang đến cho HS những trải nghiệm học tập hiệu quả và thiết thực.

“Ngôi nhà xanh” lan tỏa nghĩa tình…

“Ngôi nhà xanh” lan tỏa nghĩa tình…

Hiểu tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhiều địa phương trong tỉnh đã triển khai các mô hình hiệu quả. Hơn thế, những mô hình như “Ngôi nhà xanh”, “Thu gom phế liệu gây quỹ tình thương” không đơn thuần là một sáng kiến xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

fb yt zl tw