Chuyển đổi số để không 'lạc nhịp'...

Logistics là ngành đóng vai trò huyết mạch trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, theo khảo sát và đánh giá của Hiệp hội Dịch vụ logistics Việt Nam, mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay chỉ ở mức trung bình khá...

ha-tang-van-tai-hang-hoa-tai-khu-cong-nghiep-o-binh-duong.jpg
Hạ tầng - vận tải hàng hóa tại khu công nghiệp ở Bình Dương.

Logistics là ngành đóng vai trò huyết mạch trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, theo khảo sát và đánh giá của Hiệp hội Dịch vụ logistics Việt Nam, mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay chỉ ở mức trung bình khá, tức khoảng 2,5-3 trên thang điểm 5. Điều đó có nghĩa là mới trên 50% doanh nghiệp có sự chuẩn bị và triển khai ban đầu cho chuyển đổi số, chủ yếu là ở những doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân chính là do tính chất đặc thù của ngành logistics với các hoạt động trải dài từ vận tải, kho bãi, giao nhận, thông quan cho đến phân phối thường diễn ra tại hiện trường, liên quan tới nhiều đối tác, khách hàng và đơn vị trung gian. Điều đó khiến quá trình số hóa không thể thực hiện một cách đơn lẻ, mà cần sự phối hợp đồng bộ từ hạ tầng công nghệ, nguồn lực con người đến quy trình quản trị.

Tìm hiểu thực tế các doanh nghiệp Bình Dương cho thấy, thách thức lớn nhất là chi phí đầu tư và khả năng lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp. Việc chuyển đổi số trong ngành logistics không chỉ là mua một phần mềm hay thiết bị công nghệ về là xong, mà đó là quá trình tái cấu trúc tổng thể từ quản trị, quy trình, nhân sự đến văn hóa doanh nghiệp. Phía Hiệp hội Logistics Bình Dương tổ chức thường xuyên các hội thảo, tọa đàm chuyên đề, mời các chuyên gia công nghệ, đại diện các công ty giải pháp số chia sẻ trực tiếp với doanh nghiệp về kinh nghiệm triển khai, bài học thực tiễn, mô hình thành công trong nước và quốc tế. Đồng thời, hiệp hội xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về các giải pháp chuyển đổi số đã được kiểm chứng trong ngành logistics, từ đó tư vấn và giới thiệu cho hội viên theo từng nhu cầu cụ thể.

Hiệp hội Logistics Bình Dương cũng chủ động kết nối các doanh nghiệp hội viên với các công ty công nghệ để hỗ trợ khảo sát, phân tích và triển khai giải pháp số phù hợp với từng doanh nghiệp. Việc kết nối này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn tạo điều kiện hình thành các “hệ sinh thái số” trong ngành logistics; bên cạnh đó còn tranh thủ hợp tác quốc tế để học hỏi mô hình, tiêu chuẩn và công nghệ tiên tiến từ những quốc gia, tập đoàn có hệ thống logistics hiện đại hàng đầu thế giới.

baobinhduong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xung kích trong chuyển đổi số

Xung kích trong chuyển đổi số

Với tinh thần “Thanh niên tiên phong, sáng tạo trong chuyển đổi số”, Tỉnh đoàn Bình Dương đã phát động 15 ngày cao điểm thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số” nỗ lực đưa công nghệ số đến gần hơn với đời sống người dân.

"Đòn bẩy" phát triển từ hạ tầng

"Đòn bẩy" phát triển từ hạ tầng

Để tăng sức cạnh tranh, Bình Dương đang tăng cường hơn nữa quỹ đất cho phát triển khu công nghiệp, tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ và hiện đại gắn với phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ, góp phần tạo lực đẩy thu hút thêm nhiều dự án đầu tư chất lượng vào tỉnh.

Nâng cao vị thế công nghiệp Bình Dương

Nâng cao vị thế công nghiệp Bình Dương

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong năm 2025, Bình Dương xác định ngành công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng, phấn đấu Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12%. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Bình Dương tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp có hàm lượng giá trị gia tăng cao, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm...

fb yt zl tw