Một thoáng Bình Dương

Bình Dương đón tôi bằng bất chợt một cơn mưa rồi lại nắng. Mang theo háo hức của một người từ miền Tây Bắc xa xôi lần đầu đặt chân đến mảnh đất phương Nam.

z5061131341257-4fd8babe42d0e34b55699fd3f3c84a55-5593.jpg
Đường vào khu trung tâm hành chính của tỉnh Bình Dương.

Bình Dương trong tôi trước đây chỉ là những thước phim, những bức ảnh trên các phương tiện truyền thông về những cái tên, địa danh quen thuộc như: khu công nghiệp Sóng Thần, Dầu Tiếng, đội bóng đá Becamex của Bình Dương và cả những bài báo mà tôi cũng đã từng biên tập khi làm công việc hằng ngày của một biên tập viên ở tòa soạn.

Lịch sử của dân tộc Việt Nam ghi lại những năm tháng hào hùng, gian lao cũng đã có nhiều trang in dấu tình cảm thắm thiết giữa Lào Cai và Bình Dương. Chỉ mới năm kia thôi, những khi cả nước còn đang âu lo trong thời kỳ “cách ly” bởi lằn ranh sinh tử của dịch Covid-19, thì cái tên Lào Cai - Bình Dương cũng được nhắc đến nhiều hơn qua những đợt tình nguyện bác sỹ Lào Cai vào chống dịch, những đợt đón công dân Lào Cai từ các khu công nghiệp từ Bình Dương trở về trong nghẹn ngào cảm xúc khó tả…

Nhưng hôm nay, tôi đã hít thở không khí, đi dưới nắng trời, cảm nhận gió từ phía sông thổi lên, hòa vào nhịp sống của đất và người Bình Dương. Những gì tôi ghi chép lại được trong trí nhớ qua thông tin từ các bạn đồng nghiệp ở Báo Bình Dương về một trong những tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước - với 4 thành phố: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và Tân Uyên. Trong lộ trình 2023 - 2025, thị xã Bến Cát sẽ phát triển trở thành thành phố thứ 5 của tỉnh Bình Dương.

Và may mắn, chúng tôi được “mục sở thị” thêm một cái nhất cả nước của tỉnh Bình Dương đó là được vào tham quan trụ sở Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương - mặc dù đã khánh thành và đi vào hoạt động đến nay ngót 10 năm, nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận như vừa mới xây dựng xong bởi vẻ bề thế và hiện đại.

Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương được xây dựng trên diện tích 20ha, bao gồm hai tòa nhà với 21 tầng lầu, 2 tầng để xe và bãi đáp trực thăng, tổng mức đầu tư công trình trên 1.414 tỷ đồng được xây dựng tại phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một. Nơi đây, tập trung các loại hình dịch vụ và công nghệ cao, giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với một nền quản lý hành chính thân thiện, hiệu quả, tạo đột phá cho chính quyền tỉnh Bình Dương trong cải cách hành chính theo hướng minh bạch, nhanh, hiện đại, là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, giao lưu quốc tế ở trình độ cao.

Sau khi làm các thủ tục “check-in” qua cửa, đi qua tầng một - nơi người dân đến giải quyết các thủ tục hành chính, chúng tôi được vào thăm Trung tâm Giám sát điều hành thông minh tỉnh Bình Dương. Cảm giác đi từ thành phố này sang thành phố khác giữa một vùng đất phương Nam cứ dài mãi với biết bao câu chuyện rôm rả trên xe về kinh tế, chính trị văn hóa xã hội của tỉnh bạn. Bên cạnh những nhà máy khi qua các khu công nghiệp, ấn tượng đọng lại trong tôi là khu nhà ở xã hội Định Hòa dành cho người có thu nhập thấp - đầy tính nhân văn, bởi giá căn hộ ở đây phù hợp với thu nhập của người lao động tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, để họ yên tâm “an cư lạc nghiệp”.

z5061120736262-0b14cc81ebc09f3199d80f191f991255-3807.jpg
Chùa Hội Khánh - công trình mang kiến trúc đặc trưng của chùa cổ phương Nam ở Bình Dương.

Điểm đến trong hành trình thăm đất Bình Dương với quỹ thời gian ít ỏi, chúng tôi lựa chọn vãn cảnh chùa Hội Khánh - ngôi chùa cổ 300 năm, một công trình tôn giáo mang tính chất lịch sử và mỹ thuật cao, là một trong những ngôi chùa mang kiến trúc đặc trưng của chùa cổ ở phương Nam. Đây cũng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất của Bình Dương, được tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ công nhận là tượng Phật nằm trên mái dài nhất châu Á. Dâng hương vãn cảnh chùa, chúng tôi còn được tìm hiểu về văn hóa, lịch sử - nơi đây đã từng là nơi có nhiều tấm gương yêu nước tiêu biểu tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, nơi tổ chức các cuộc họp quan trọng của những nhà Nho yêu nước, trong đó có cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

duong-lao-cai-o-phuong-chanh-nghia-thanh-pho-thu-dau-mot-tinh-binh-duong-61.jpg
Tuyến đường mang tên Lào Cai tại thành phố Thủ Dầu Một - tuyến đường thắm tình Lào Cai - Bình Dương.

Nhớ lại năm 2019, khi biên tập tin về sự kiện gắn tên đường Lào Cai tại Bình Dương tôi đã tự nhủ, sau này có dịp đến Bình Dương nhất định tôi sẽ đến thăm tuyến đường mang tên quê hương. Thế rồi, trong chuyến đi đầu tiên đến đất Bình Dương, ấp ủ của tôi đã thành hiện thực. Thực sự có một cảm xúc khó diễn tả bằng lời, khi đứng ở trên đường mang tên Lào Cai - một trong những tuyến đường rất đẹp của thành phố Thủ Dầu Một. Lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ ghi lại kỷ niệm bằng những bức hình cùng đồng nghiệp, để thấy sự gắn bó mật thiết giữa hai mảnh đất ở hai đầu đất nước...

Kết thúc chuyến công tác vùng đất đất phương Nam với một bữa tiệc vui nhiều cảm xúc với một nét văn hóa ẩm thực đậm chất Nam Bộ ngay bên dòng sông Bình Dương. Chúng tôi được thưởng thức rất nhiều món ngon, nhưng nhớ nhất là món tép um, gỏi cá lóc và đặc biệt là trái măng cụt Lái Thiêu - top những món đặc sản Việt Nam. Khi viết lại những dòng này, tôi có đọc và tìm hiểu được sông Bình Dương xưa có tên sông Bình, hay sông Bình Giang - con sông của đất Bình An (theo Phạm Ngọc Vinh blog). Chỉ một thoáng thôi, chưa có thời gian để khám phá, để hiểu sâu về mảnh đất và tình người, song Bình Dương đã đọng lại trong tôi biết bao cảm xúc.

Chia tay các bạn đồng nghiệp làm báo miền đất phương Nam trong sự luyến lưu, tôi vẫn nghĩ mình sẽ quay lại đất Thủ có những cánh hoa dầu xoay tít bay bay, thêm nhiều lần nữa...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Việc cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Xã Bạch Đằng (TP.Tân Uyên) được Bình Dương chọn là một trong những địa phương thí điểm xây dựng làng thông minh. Với sự nỗ lực chung, sau 3 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình, đến nay người dân, du khách đang cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất cù lao này.

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Bình Dương phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Bình Dương chú trọng vào các vấn đề chủ đạo trong việc triển khai thực hiện quy hoạch. Đó là phải lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực; không hy sinh lợi ích của người dân và môi trường… để đánh đổi lấy sự phát triển. Tổ chức thực hiện quy hoạch phải khoa học, phù hợp với sự phát triển thực tế của địa phương, khu vực, quốc gia, quốc tế.

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Bình Dương vươn mình để trở thành thành phố trực thuộc trung ương: Tìm thấy "phương tiện đặc biệt"!

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương khẳng định mô hình "Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ" đã trở thành phương tiện giúp địa phương thu hút nguồn lực củng cố hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp đồng bộ đô thị, giao thông, văn hóa, xã hội.

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Bình Dương cùng đồng bào miền Bắc vượt qua bão lũ

Những ngày qua, hậu quả của bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão để lại đã gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản đối với đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc nước ta. Cùng với cả nước, Bình Dương đang hướng về miền Bắc thân yêu với rất nhiều tình cảm chia sẻ cũng như huy động sự chung sức của cộng đồng để tiếp tục hỗ trợ cho đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả do bão gây ra, sớm vượt qua khó khăn.

Lớp học “khai giảng” sớm

Lớp học “khai giảng” sớm

Những ngày cuối tháng 8, hàng trăm học sinh ở những lớp học tình thương (LHTT) trên địa bàn tỉnh đã “khai giảng” năm học mới. Ở lễ khai giảng đó, không tiếng trống trường, không rộn ràng cờ hoa nhưng đầy ắp tình thương của những thầy cô giáo là các anh chị tình nguyện viên, đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Bình Dương hiện có 12 LHTT do các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quản lý với hơn 400 em.

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trong đôi mắt trẻ thơ

Từ ánh mắt trong veo, qua những câu chuyện sôi nổi, hồn nhiên của những đứa trẻ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật gần gũi và kính yêu biết mấy… Đã lâu rồi, ở góc sân trường Tiểu học Phú Hòa 3 (TP.Thủ Dầu Một) có một “Không gian văn hóa Bác Hồ” trực quan sinh động như thế, nơi sự kính yêu, lòng biết ơn của thế hệ thiếu nhi dành cho Bác ngày càng nhiều hơn, nơi tình yêu quê hương đất nước và lý tưởng đẹp đẽ của các em đang được cô Lê Thị Kim Thúy, Hiệu trưởng nhà trường từng ngày vun đắp…

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Bình Dương đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài

Nhờ triển khai nhiều giải pháp về đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tập trung phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng tạo động lực tăng trưởng, chú trọng thu hút nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, tỉnh Bình Dương tiếp tục là sự chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài thế hệ mới.

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Áp dụng quy định 35 học sinh/lớp, Bình Dương gặp khó

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 đối với bậc Tiểu học, trong đó có nội dung không xếp quá 35 học sinh/lớp. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho các trường Tiểu học ở Bình Dương.

fbytzltw