Công bố nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Bảo Yên” và “Chuối ngự Hồng Cam”

Ngày 28/5, huyện Bảo Yên phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai tổ chức công bố nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Bảo Yên” và “Chuối ngự Hồng Cam”.

0:00 / 0:00
0:00

Cây chuối ngự được đưa về trồng tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên khoảng 20 năm nay. Sau nhiều năm, diện tích chuối không ngừng được mở rộng; quả chuối ngự đang dần trở thành sản phẩm hàng hóa, được người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và thương lái các tỉnh, thành trong nước đặt mua. Hiện toàn xã có khoảng 70 ha chuối cho thu hoạch.

Để chuối ngự thành sản phẩm OCOP, xã Cam Cọn đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn hoàn thiện thủ tục pháp lý để sản phẩm được chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ cũng như chỉ dẫn địa lý.

cac-dao-bieu-tham-quan-trung-bay-gian-trung-bay-chung-nhan-nhan-hieu-thanh-long-bao-yen-va-chuoi-ngu-hong-cam.jpg
Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm "Thanh Long Bảo Yên" và "Chuối ngự Hồng Cam".

Ngoài sản phẩm chuối ngự Hồng Cam thì thanh long ruột đỏ cũng là đặc sản của huyện Bảo Yên. Hiện nay, cây thanh long ruột đỏ được trồng tập trung tại các xã: Bảo Hà, Việt Tiến, Minh Tân, với khoảng 50 ha. Cây thanh long ruột đỏ dễ trồng và chăm sóc, phù hợp với nhiều loại đất, kể cả đất xấu, ít bị sâu bệnh hại. Trong một năm, thanh long ruột đỏ cho thu hoạch thành nhiều đợt, trung bình mỗi ha cho thu từ 32 - 35 tấn quả/ha. Thanh long ruột đỏ hữu cơ ở xã Minh Tân đã được chứng nhận là sản phẩm đạt OCOP 3 sao tỉnh Lào Cai (năm 2020).

Những năm gần đây, chuối ngự Hồng Cam và thanh long ruột đỏ Bảo Yên là những sản phẩm chủ lực để xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Bảo Yên. Để tăng hiệu quả kinh tế của các sản phẩm, huyện Bảo Yên đã phát triển đồng bộ chuỗi giá trị thông qua xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu sản phẩm.

so-khoa-hoc-va-cong-nghe-tinh-lao-cai-trao-nhan-hieu-chung-nhan-cho-huyen-bao-yen.jpg
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai trao nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm.

Tại buổi lễ, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai đã trao nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Bảo Yên” và "Chuối ngự Hồng Cam”.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Chuối ngự Hồng Cam” và “Thanh long Bảo Yên" góp phần nâng cao uy tín của các sản phẩm trên thị trường, đồng thời phát huy hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của huyện Bảo Yên nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

fb yt zl tw