Công bố nhãn hiệu chứng nhận “Cốm Bắc Hà” và “Bánh chưng đen Bắc Hà”

Ngày 27/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai phối hợp với UBND huyện Bắc Hà tổ chức Hội nghị công bố nhãn hiệu chứng nhận “Cốm Bắc Hà” và “Bánh chưng đen Bắc Hà” cho 45 cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu.

baolaocai_4.jpg
Sản phẩm bánh chưng đen Bắc Hà được người tiêu dùng ưa chuộng.

Cốm Bắc Hà là món ăn nổi tiếng của đồng bào Tày nơi đây, được làm theo phương pháp truyền thống nên hạt cốm dẻo, có màu xanh tự nhiên và có hương thơm đậm đà. Lúa làm cốm thường là nếp nương, hạt cốm óng mượt, xanh mướt. Cốm được gói bằng lá dong tươi, giúp bảo quản được lâu mà vẫn đảm bảo độ thơm, dẻo.

Bánh chưng đen cũng là đặc sản của địa phương, được làm từ nhiều nguyên liệu nhưng có một loại nguyên liệu đặc biệt từ bột than cây Núc nác, làm nên sự khác biệt. Bột than cây Núc Nác tạo cho bánh hương vị độc đáo, có tác dụng thanh nhiệt. Bánh chưng đen Bắc Hà có vị béo ngậy của thịt lợn ba chỉ, dậy mùi thơm của thảo quả và nếp nương, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.

baolaocai_1.jpg
Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận "Cốm Bắc Hà" cho các cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu.
baolaocai_2.jpg
Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận "Bánh chưng đen Bắc Hà" cho các cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu.

Những năm gần đây, “Cốm Bắc Hà” và “Bánh chưng đen Bắc Hà” là những sản phẩm mũi nhọn và có lợi thế, góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Xuất phát từ thực tế và mong muốn của người dân và địa phương, việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Bánh chưng đen Bắc Hà” và “Cốm Bắc Hà” là rất cần thiết.

Dự án đã được thực hiện từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2024 bao gồm các nội dung: Thu thập tài liệu và điều tra khảo sát, thu thập mẫu; xây dựng các tiêu chí để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận; xác định tổ chức chứng nhận nhãn hiệu công nhận “Bánh chưng đen Bắc Hà” và “Cốm Bắc Hà”; thiết kế mẫu nhãn hiệu chứng nhận và hệ thống các phương tiện quảng bá sản phẩm; xây dựng ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm…

baolaocai_3.jpg
Nhãn hiệu chứng nhận “Cốm Bắc Hà”, “Bánh chưng đen Bắc Hà” được công nhận sẽ khẳng định được chất lượng, thương hiệu sản phẩm.

Sau 2 năm triển khai, thực hiện dự án và sau thời gian thẩm định, xét duyệt hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Bánh chưng đen Bắc Hà” cho 20 cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận.

Đồng thời, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cốm Bắc Hà” cho 25 cá nhân, hộ gia đình đủ điều kiện sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cốm Bắc Hà”. Thời hạn hiệu lực quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cốm Bắc Hà” được quy định trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận. Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tuân thủ các quy chế liên quan và đóng góp các khoản kinh phí sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nếu có) theo quy định.

Nhãn hiệu chứng nhận “Cốm Bắc Hà”, “Bánh chưng đen Bắc Hà” sẽ khẳng địn được chất lượng, thương hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, qua đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Si Ma Cai gia tăng sản phẩm OCOP

Si Ma Cai gia tăng sản phẩm OCOP

Năm 2023, huyện Si Ma Cai đã triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Hiện huyện có 8 sản phẩm được công nhận đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Chương trình OCOP và hành trình kiến tạo kinh tế nông thôn

Chương trình OCOP và hành trình kiến tạo kinh tế nông thôn

Sau 5 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân nông thôn; đồng thời góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).

Năm 2024 - 2025: Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP

Năm 2024 - 2025: Phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP

Trong 2 năm 2024 - 2025, tỉnh Lào Cai sẽ triển khai xây dựng, nhân rộng và phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 950/QĐ-BCT ngày 18/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương với mục tiêu mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

fbytzltw